Ảnh minh hoạ
Theo đó, để việc triển khai dự án không gián đoạn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc UBND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục triển khai hoàn thành giai đoạn 1 của dự án theo đúng chủ trương đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với giai đoạn mở rộng nâng quy mô dự án thành đường cao tốc hoàn chỉnh bảo đảm tốc độ thiết kế 120km/h, Thủ tướng thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Phú Thọ và UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến trên địa bàn từng tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo theo thẩm quyền việc rà soát các hạng mục công trình (đặc biệt là 44 cầu dân sinh) để có giải pháp mở rộng ngay theo quy mô hoàn chỉnh, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, thuận lợi khi triển khai mở rộng quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh.
Trong quá trình triển khai dự án phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động, môi trường, hoàn trả cảnh quan; các nhà thầu, tư vấn giám sát phải tăng cường trách nhiệm, kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng, tập trung thi công "3 ca, 4 kíp"; theo dõi chặt chẽ và có giải pháp bù tiến độ; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí...
Các địa phương phải chủ động quy hoạch mỏ nguyên vật liệu đất, đá để giao cho nhà thầu theo nghị quyết của Chính phủ, tránh việc giao mỏ qua nhiều khâu trung gian dẫn đến đội giá nguyên vật liệu.
Để khai thác hiệu quả tuyến đường cao tốc và kết nối hiệu quả các tuyến đường trong khu vực, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Phú Thọ thống nhất cơ quan thực hiện mở rộng đoạn đường Hồ Chí Minh (điểm cuối tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với nút giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai) bảo đảm đồng bộ về quy mô, nâng cao hiệu quả kết nối.
Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng được yêu cầu khẩn trương chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thống nhất với UBND tỉnh Phú Thọ về việc cải tạo cục bộ một số vị trí tại nút giao IC7 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, sớm khắc phục điểm nghẽn giao thông tại nút giao này.
Về việc triển khai thi công ngay phần mặt đường giai đoạn 2 của dự án trong năm 2023 và hỗ trợ bổ sung cho tỉnh Tuyên Quang khoảng 500 tỉ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 cho dự án để đầu tư phần mặt đường giai đoạn 2, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tuyên Quang khẩn trương hoàn thiện ngay thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gửi cơ quan thẩm định theo đúng quy định của pháp luật, trình Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trong tháng 2.2023.
Về nguồn vốn, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất nguồn vốn từ ngân sách trung ương (bao gồm cả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2022), báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Về việc nâng quy mô dự án thành đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 120km/h, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND tỉnh Tuyên Quang và UBND tỉnh Phú Thọ các thủ tục giao địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến trên địa bàn từng tỉnh và lập dự án đầu tư, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư theo quy định trong quý 1.2023.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc triển khai dự án.
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài 40,2km. Trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang khoảng 11,63km và đoạn qua địa phận tỉnh Phú Thọ khoảng 28,57km. Tổng mức đầu tư của dự án sau điều chỉnh là 3.712 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương, được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 là 3.253 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 2.100 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.153 tỉ đồng. Trong giai đoạn 1, tuyến đường gồm 2 làn với tốc độ thiết kế 80km/h, nhưng giải phóng mặt bằng 4 làn xe. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành vào quý 3.2023. Giai đoạn 2 của dự án dự kiến triển khai sau năm 2025 với số vốn là 460 tỉ đồng, từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự án cũng sẽ nâng lên 4 làn xe. Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra dự án vào dịp đầu năm 2023, Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, cân đối, bố trí thêm khoảng 500 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, gồm cả vốn trung ương và địa phương, triển khai ngay việc xây dựng 4 làn xe, thay vì đợi tới sau năm 2025. |
-
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành: Bình Phước cần hỗ trợ 5.800 tỉ đồng ngân sách
Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Bình Phước với Đắk Nông có tổng kinh phí nhu cầu khoảng 26.000 tỉ đồng. Trong đó 16.000 tỉ đồng do nhà đầu tư huy động, 2 địa phương chỉ tham gia được khoảng 4.000 tỉ đồng nên cần ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 5.800 tỉ đồng.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....