Trả lời họp báo thường kỳ 8 tháng năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng mới đạt hơn 42% kế hoạch vốn. Mức này cũng mới bằng một nửa yêu cầu Thủ tướng là phải giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn, tức hơn 676.000 tỷ đồng năm nay.
Theo Thứ trưởng, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cùng kỳ tháng 8 so với các năm trước đây và trong vòng 5 năm trở lại đây, tháng 8/2023 là cao nhất, không chỉ số tương đối mà còn cả số tuyệt đối. Đó cũng là nền tảng để có niềm tin về việc đạt được mục tiêu cao trong giải ngân từ nay đến cuối năm 2023.
Ông cho biết số vốn tương đối lớn, nhưng kèm theo đó là danh mục dự án nhiều và dự án đầu tư cũng khá lớn. Do vậy, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp Chính phủ đã đề ra.
Hiện nay toàn bộ hệ thống phục vụ cho công tác giải ngân và thủ tục hành chính đã sẵn sàng; nếu có hồ sơ giải ngân sẽ chuyển tiền một cách nhanh nhất. Tuy nhiên việc này đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng rất nhiều từ các cơ quan quản lý dự án, các nhà thầu. Từ nay đến cuối năm, có thể đạt được có thể đạt mục tiêu giải ngân 95% vốn mà Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương. Ảnh: VGP
Về mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm mới đạt 3,72% là mức thấp hơn so với các mục tiêu đề ra cũng như kịch bản Nghị quyết 01 của Chính phủ.
Điều đó đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những tháng cuối năm vì muốn đạt các mục tiêu đề ra thì các kịch bản đều hướng tới mức tăng trưởng khá cao. Có những kịch bản hơn 9%, có kịch bản tăng từ 7-8%. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề.
Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được kiểm soát khá tốt từ đầu năm đến nay như chỉ số CPI theo xu thế giảm dần và ở mức thấp; chính sách tài khóa tiền tệ được thực hiện rất tốt. Chính phủ yêu cầu tất cả các cấp, các ngành, các địa phương tập trung tối đa các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, việc thúc đẩy tăng trưởng có những điểm thuận lợi như: Sự phục hồi khá tốt của khu vực dịch vụ, đây là điểm nhấn để tập trung hơn nhằm đóng góp cho tăng trưởng, đặc biệt là du lịch.
Thứ hai là tập trung củng cố và phát triển trụ đỡ rất quan trọng của nền kinh tế là khu vực nông nghiệp khi chúng ta đang ở trong bối cảnh căng thẳng lương thực trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản tốt. Tuy nhiên, còn có bài toán cân đối để vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an ninh lương thực nội địa.
Động lực thứ ba là thị trường trong nước, kích thích là thị trường trong nước phát triển, nhất là kích cầu tiêu dùng, ưu tiên dùng hàng Việt để tạo sức cầu lớn cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất hướng tới thị trường trong nước, có điều kiện để duy trì cũng như mở rộng sản xuất trong bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn.
-
Chủ tịch TP HCM: 4 tháng phải giải ngân đầu tư công gần bằng tổng 2 năm trước
Đặt mục tiêu giải ngân năm nay đạt 95%, ông Phan Văn Mãi nói các tháng còn lại, TP HCM phải "tiêu" 45.790 tỷ đồng, gần bằng kết quả hai năm 2021 và 2022.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...