Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ/ngành mới đạt 39,06%. Hình minh họa
Đây là thông tin được nêu tại hội nghị với các bộ, ngành về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài các tháng cuối năm 2024 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 3/12.
Theo đó, lũy kế giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng năm 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng, thấp hơn so với cùng kỳ (đạt khoảng 53,16% kế hoạch).
Trong đó có 2/10 Bộ ngành có tỷ lệ giải ngân trên 50% kế hoạch vốn (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường).
Có 4/10 Bộ, ngành đã giải ngân nhưng tỷ lệ giải ngân thấp, như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM. Còn lại, 4 Bộ đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2024, như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, Bộ Y tế.
Theo Bộ Tài chính, qua ý kiến các bộ, ngành tại Hội nghị tháng 5/2024, qua các cuộc làm việc trực tiếp, trực tuyến, và qua công tác ghi nhận, thống kê số liệu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài thấp chủ yếu vẫn xuất phát từ các vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án dẫn đến việc không có khối lượng hoàn thành để giải ngân hoặc đã có khối lượng nhưng chưa được kiểm soát chi hoặc đã kiểm soát chỉ nhưng chưa được tập hợp để gửi hồ sơ rút vốn.
Dự án đã được bố trí vốn, đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư nên ảnh hưởng đến việc giải ngân.
Tại Hội nghị, các cơ quan cũng đã đưa ra một số giải pháp như giám sát chặt chẽ tiến độ, tập trung triển khai thực hiện các dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư; khẩn trương xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng, đấu thầu và các vướng mắc khác trong phạm vi thẩm quyền.
Đối với các kiến nghị giải pháp vượt quá thẩm quyền của các Bộ ngành, cần nhanh chóng tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Bộ Tài chính và các Bộ ngành tham gia Hội nghị thống nhất sẽ theo dõi sát sao và quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn như Nghị quyết 01/NQ-CP đã đặt ra.
-
10 tháng, giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52,29%
Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 52,29% theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, theo số liệu của Bộ Tài chính.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Giai đoạn 2025 - 2026: Chặng cuối tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, điểm rơi lợi nhuận của HPG, VCG, HHV, LCG...
Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791.000 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như t...
-
Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công theo quy định mới thế nào?
Luật Đầu tư công 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2025. Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Vậy, việc phân loại dự án đầu tư công sẽ được dựa trên các tiêu chí nào?...