Nhiều nhà đầu tư cho rằng: Nếu như có cơ chế ổn định thì thu hút nguồn vốn này không phải là quá khó.

Nút thắt lớn nhất đó là mặt bằng đã được giải quyết. Có mặt bằng, hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP đã được ký kết và triển khai. Trong đó, vốn từ các nhà đầu tư tư nhân chiếm gần 90% trong tổng số hơn 11.000 tỷ đồng của dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Tỉnh Quảng Ninh chỉ bỏ ra 1.400 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cho dự án.

So với các lĩnh vực khác, đầu tư vào giao thông thường đòi hỏi vốn lớn, lợi nhuận không cao và thời gian kéo dài. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng: Nếu như có cơ chế ổn định thì thu hút nguồn vốn này không phải là quá khó.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu đầu tư cho giao thông cần gần 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước chỉ cân đối được khoảng 1/5 tức là hơn 200.000 tỷ đồng. Số vốn còn lại chắc chắn sẽ phải huy động theo hình thức PPP, đối tác công tư. Theo Bộ Giao thông vận tải: Để nguồn vốn này được đưa vào giao thông thì nhất thiết phải có bộ luật riêng, nhằm xác định rõ quyền và trách nhiệm của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đã triển khai được 74 dự án theo hình thức PPP. Trong số đó phần lớn được thực hiện theo hình thức BOT. Tuy nhiên, do chưa phận định rõ ràng trách nhiệm, nhiều dự án đã vấp phải sự phản đối từ phía người dân dẫn đến gần 1/2 dự án bị hụt thu. Việc phân định rõ ràng sẽ tháo gỡ được vấn đề tồn đọng, khuyến khích nhà đầu tư và tạo lòng tin đối với ngân hàng tài trợ vốn.

VTV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.