Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Theo nội dung tờ trình, dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 203.231 tỷ đồng (tương đương 8,369 tỷ USD). Dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa và liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Tuyến chính của dự án có chiều dài khoảng 390,9 km, đi qua 9 tỉnh và thành phố, bao gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.
Quy mô xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa khổ 1.435 mm, phục vụ cả vận chuyển hành khách và hàng hóa. Tốc độ thiết kế: Đoạn từ ga Lào Cai mới đến ga Nam Hải Phòng: 160 km/h. Đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội: 120 km/h. Các đoạn nối và tuyến nhánh: 80 km/h.
Toàn tuyến dự kiến xây dựng 18 ga (bao gồm 3 ga lập tàu và 15 ga hỗn hợp) cùng 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật.
Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng là một phần quan trọng trong hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, giúp tăng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
So với đường bộ, tuyến đường sắt này giúp tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa và hành khách, giảm thời gian đi lại từ Lào Cai về Hà Nội và cảng Hải Phòng.
Dự án khi hoàn thành sẽ tạo động lực cho các tỉnh phía Bắc thu hút đầu tư, phát triển logistics và công nghiệp.
Để thực hiện dự án, Chính phủ đề xuất huy động vốn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn trong nước và các nguồn hợp pháp khác, bao gồm vay vốn từ Chính phủ Trung Quốc
-
Khi nào sẽ khởi công đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 380km?
Dự án đường sắt kết nối Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng với chiều dài 380km, dự kiến sẽ được trình phê duyệt vào năm 2025 và khởi công xây dựng vào năm 2027.








-
Danh sách 8 bến cảng vừa được bổ sung vào quy hoạch
Hệ thống cảng biển Việt Nam tiếp tục được mở rộng với 8 bến cảng mới được bổ sung trong năm 2025, nâng tổng số lên 306 bến trên cả nước. Đây là bước đi cụ thể trong lộ trình hiện đại hóa ngành hàng hải theo quy hoạch đến năm 2030....
-
11 dự án BOT giao thông nào đang được Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế đặc thù?
Bộ Xây dựng đang kiến nghị Quốc hội ban hành một nghị quyết riêng, cho phép áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tháo gỡ các vướng mắc còn tồn đọng tại 11 dự án giao thông theo hình thức BOT được triển khai trước khi Luật PPP chính thức có hiệu lự...
-
Bộ Xây dựng phản hồi thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ được quy hoạch có chiều dài khoảng 174km, lộ trình đầu tư trước năm 2030. Đây là hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD đang chuẩn bị được đầu tư....