Tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ điều chỉnh chiều dài để giảm vốn đầu tư (Ảnh minh họa)
Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo hoàn chỉnh và dự thảo văn bản lấy ý kiến tỉnh Bình Định về các nội dung nghiên cứu phương án đầu tư đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trước đó, tỉnh Gia Lai được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Bình Định thống nhất giao chủ trì rà soát kết quả nghiên cứu để đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, sau khi tính toán, tuyến đường này có quy mô đầu tư hoàn chỉnh 4 làn xe, bề rộng nền 24,75m, bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục.
Để giảm tổng mức đầu tư, cơ quan này đề xuất không bố trí làn dừng khẩn cấp trên cầu và xác định lại điểm cuối tuyến tại TP Pleiku, ở điểm giao với đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) để giảm chiều dài tuyến 8,1km. Phần này sẽ đưa vào dự án cao tốc Pleiku - Lệ Thanh giai đoạn sau 2030.
Theo phương án này, chiều dài toàn tuyến sẽ giảm còn 143,2km, trong đó đoạn qua Bình Định dài 57,6km, qua Gia Lai 85,6km. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 37.600 tỉ đồng, giảm 6.500 tỉ đồng so với mức đầu tư 44.200 tỉ đồng theo phương án trước.
Theo UBND tỉnh Bình Định, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ cũng vừa có kết luận liên quan đến dự án Cao tốc Pleiku - Quy Nhơn nối hai tỉnh Gia Lai và Bình Định.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh ủng hộ triển khai cao tốc Quy Nhơn - Pleiku nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần quan trọng thúc đẩy liên kết vùng.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị 2 tỉnh chủ động phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án nêu trên, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án theo quy định của pháp luật.
Đối với đề nghị thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công, Chủ tịch Quốc hộ Vương Đình Huệ đề nghị tỉnh Bình Định chủ động phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu, đề xuất vào kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2026-2030, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Hiện nay để kết nối Quy Nhơn với Pleiku chủ yếu thông qua quốc lộ 19. Tuy nhiên, tuyến quốc lộ này có nhiều điểm hiện đã xuống cấp, lưu lượng giao thông quá tải.
Do đó, nếu được chấp thuận đầu tư, dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội không chỉ của ba địa phương dự án đi qua mà cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Nếu được chấp thuận đầu tư, cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ là tuyến cao tốc thứ 2 nối khu vực Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Hiện nay, tuyến cao tốc duy nhất nối hai khu vực này là Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đã được khởi công từ tháng 6/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
-
Doanh nghiệp tư nhân 2 lần đề xuất đầu tư cao tốc 56.000 tỉ đồng nối Pleiku – Bình Định
Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) đã có văn bản gửi tỉnh Bình Định về báo cáo đề xuất Dự án Đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku. Trước đó, doanh nghiệp này đã có văn bản đề xuất gửi đến tỉnh Gia Lai.
-
Bình Định cấp chủ trương đầu tư cho hai dự án mới, giải quyết thêm nhiều việc làm cho người dân
Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Bình Định vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hàng nội thất nhôm và sắt thép Đại Thành và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hàng nội - ngoại thất cao cấp Gainwell Việt Nam....
-
Để thuê khu đất “vàng” 10.775m2 ngay sát biển Quy Nhơn, doanh nghiệp sẽ phải trả bao nhiêu?
Khu đất có diện tích 10.775m2 nằm mặt tiền đường An Dương Vương, ngay sát biển được xem là khu đất “vàng” đắt giá bậc nhất hiện nay tại TP. Quy Nhơn sẽ được cho thuê để triển khai dự án khách sạn tiêu chuẩn 5 sao....
-
Bình Định lên kế hoạch xây mới, cải tạo, đóng cửa, di dời nhiều nghĩa trang
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND về việc xây dựng mới, cải tạo, đóng cửa, di dời nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2030.