Cảng quốc tế Long An
Cụ thể, nội văn bản của Bộ GTVT cho biết, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu bến Cần Giuộc Cảng biển Long An có phạm vi từ hạ lưu kênh Lộ đến ngã ba sông Cần Giuộc và sông Cần Giuộc có chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và vùng phụ cận, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 70.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng hàng hải.
Các cầu cảng thuộc bến cảng quốc tế Long An đã được Cục Hàng hải Việt Nam công bố mở với các chức năng: cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng; cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách; cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng; đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật về hàng hải, bến cảng quốc tế Long An - thuộc khu bến Cần Giuộc được phép tiếp nhận các tàu biển trong nước và nước ngoài để thực hiện các dịch vụ hàng hóa phù hợp với quy hoạch cảng biển được phê duyệt và công bố cụ thể đối với bến cảng, không hạn chế về thị trường tiếp cận của hàng hóa (không hạn chế hàng quá cảnh, hàng nội địa hay hàng xuất nhập khẩu).
Tuy nhiên, trường hợp bến cảng quốc tế Long An - thuộc khu bến Cần Giuộc tiếp nhận tàu biển, phương tiện thủy nội địa của Việt Nam, phương tiện thủy của Campuchia thực hiện các dịch vụ hàng hóa quá cảnh, xuất nhập khẩu,... qua Campuchia và ngược lại còn cần phải tuân thủ quy định tại Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy.
Với vị trí chiến lược khi nằm tiếp giáp TP.HCM và cầu nối khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An có thế mạnh vận tải đường thủy với hệ thống sông ngòi, cảng trung chuyển hàng hóa.
Trong 5 lĩnh vực chính mà tỉnh Long An đang tập trung mời gọi đầu tư có Dịch vụ cảng và logistics: Phát triển Kinh tế biển, dịch vụ hàng hải, logistics, tài chính, xuất nhập khẩu.
Theo quy hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông của Long An giai đoạn 2020 – 2030, hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh sẽ được đầu tư nâng cấp như Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Mộc Hóa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Mộc Hóa; Tuyến Phước Đông - Tân Kim và 11 tuyến nhánh.
-
5 lĩnh vực chính đang được Long An tập trung mời gọi đầu tư trong nước và quốc tế
Tỉnh Long An đã và đang lên kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào 5 lĩnh vực mà địa phương này có thế mạnh và nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Trong đó, nhấn mạnh về công nghiệp, đô thị công nghiệp và dịch vụ cảng, logistics…
-
Một tỉnh tiếp giáp TP.HCM thu hút gần 1.000 dự án FDI
Tính đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp thu hút 1.950 dự án (997 dự án FDI và 953 dự án trong nước). Riêng năm 2024, khu công nghiệp thu hút 96 dự án, trong đó 75 dự án FDI (vốn hơn 540 triệu USD) và 21 dự án trong nước (vốn hơn 1.227 tỉ đồn...
-
TIN VUI cho người dân và thị trường bất động sản, TP.HCM “bắt tay” Long An đầu tư hàng loạt tuyến đường “khủng”
Lãnh đạo TP.HCM và Long An thống nhất nghiên cứu và đầu tư hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng kết nối giữa hai địa phương trong thời gian tới. Đây là tin vui đối với người dân cũng như tạo lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản khu...
-
Thông tin mới nhất về tuyến đường hơn 1.000 tỷ đi qua khu vực bất động sản “nóng” bậc nhất tại Long An
Tuyến đường ĐT 823D có chiều dài 14,2km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng là dự án hạ tần đặc biệt quan trọng tại khu vực huyện Đức Hòa. Tuyến đường không chỉ tăng khả năng kết nối giao thông, đây cũng là động lực phát triển cho thị trường bất động ...