Dự án cầu Cát Lái rất được mong chờ nhưng sau hàng chục năm vẫn chưa thể xây dựng
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, địa phương về việc nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng cầu Cát Lái theo đề nghị trước đó của UBND. TP.HCM.
Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Kế hoạch đầu tư; Tài nguyên môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh và UBND các huyện Long Thành và Nhơn Trạch nghiên cứu, bổ sung vào các đồ án quy hoạch phía tỉnh Đồng Nai; đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các đồ án quy hoạch phía TP.HCM, phù hợp với mục tiêu phát triển chung khu vực.
Sở Giao thông Vận tải chủ trì, hướng dẫn Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cát Lái nối Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức.
Trong đó, lưu ý thời điểm triển khai thi công phần cầu dẫn phía TP.HCM thực hiện sau khi tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3 hoàn thành và đưa vào khai thác trong giai đoạn 2026 – 2030.
Như vậy, đến nay phía TP.HCM vẫn giữ quan điểm xây dựng cầu Cát Lái sau năm 2030, trong khi đó, phía Đồng Nai vẫn muốn xây dựng dự án này trước năm 2025 để xoá bỏ phà Cát Lái, thúc đẩy giao thông, kinh tế giữa hai địa phương.
Theo quy hoạch bổ sung của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2017, cầu Cát Lái có điểm đầu tại phường Cát Lái - Thạnh Mỹ Lợi (quận 2 nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1km, thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch. Tổng vốn đầu tư khoảng 7.200 tỉ đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn thảo giữa TP.HCM và Đồng Nai, nhiều phương án, ví trí mới cũng đang được đề xuất để nghiên cứu.
Hiện nay, để kết nối TP.HCM với Nhơn Trạch, ngoài dự án cầu Nhơn Trạch (thuộc đường Vành đai 3 TP.HCM), cầu Phước Khánh (cao tốc Bến Lức – Long Thành) đang xây dựng và cầu Cát Lái thì còn có 2 cây cầu khác đang được xem xét đầu tư.
Cụ thể, cầu Đồng Nai 2 sẽ nối huyện Long Thành với TP.Thủ Đức. Điểm đầu cầu được dự kiến nối Vành đai 3 tại nút giao Gò Công - đường nhánh từ tuyến vành đai ra xa lộ Hà Nội (phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức); điểm cuối nối đường ĐT 777B (xã Tam An, huyện Long Thành). Quy mô cầu phục vụ 6 làn xe, đầu tư giai đoạn 2026-2030.
Trong khi đó, cầu Phú Mỹ 2 nối huyện Nhơn Trạch qua quận 7 ở phía nam TP.HCM. Công trình từ phía bờ huyện Nhơn Trạch vượt sông Đồng Nai, đi theo đường Hoàng Quốc Việt (6 làn xe) rồi nối vào nhánh rẽ với tuyến Nguyễn Lương Bằng. Sau đó, cầu nối với đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ Nguyễn Lương Bằng đến Nguyễn Hữu Thọ sẽ có 4 làn xe).
-
Đồng Nai “gật đầu” xây cầu Cát Lái và 2 cầu mới kết nối với TP.HCM
Phía Đồng Nai thống nhất với phương án xây 3 câu cầu kết nối với TP.HCM trong đó có cầu thay phà Cát Lái, cầu kết nối Long Thành với TP.Thủ Đức và Nhơn Trạch với khu Nam TP.HCM qua quận 7.








-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Bất động sản TP.HCM dần hồi phục nhưng một phân khúc lại mất hút
TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là loại căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2. 06 tháng đầu năm 2025, thành phố chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn nhà cao cấp đủ điều kiện huy động vốn....
-
Giá thuê khách sạn TP.HCM chạm đỉnh trước dịch, phân khúc 5 sao lên 4 triệu/đêm
Các chính sách nới lỏng thị thực và các đường bay thẳng mới đã thúc đẩy sự phục hồi của thị trường khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP.HCM.