Liên quan tới vụ trúng đấu giá 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu ở Hà Nội cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, UBND TP Hà Nội mới đây đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể, mỏ Châu Sơn thuộc địa bàn xã Châu Sơn, huyện Ba Vì có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 700.000 m3, sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.
Mỏ Liên Mạc thuộc địa phận các phường Thượng Cát và Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát gần 510.000 m3, giá đấu trúng sau 53 vòng đấu là 408 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm.
Mỏ Châu Sơn thuộc địa bàn xã Châu Sơn, huyện Ba Vì có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 700.000 m3, sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.
Mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu thuộc địa bàn các xã Minh Châu, Chu Minh và thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì có trữ lượng được cấp quyền khai thác gần 5 triệu m3. Kết quả sau 21 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả lên đến gần 884 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.
Tổng số tiền các tổ chức, cá nhân trả trong phiên đấu giá 3 mỏ cát nêu trên là gần 1.700 tỷ đồng.
Hủy kết quả đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng ở Hà Nội
Theo UBND TP Hà Nội, sau chỉ đạo của Thủ tướng về tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, TP Hà Nội đã chỉ đạo rà soát, kiểm tra và có văn bản chưa công nhận kết quả của phiên đấu giá trên.
Đồng thời, giao Thanh tra TP tiếp tục theo dõi, rà soát, kiểm tra các nội dung, tham mưu cho UBND TP, báo cáo kết quả đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay khi có kết quả kiểm tra.
Qua kiểm tra, UBND TP Hà Nội cho biết về việc đánh giá sâu, rộng tác động của kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 3 mỏ cát gần 1.700 tỷ đồng trên nhằm “khắc phục triệt để tình trạng sơ hở để các tổ chức, cá nhân lợi dụng trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường”.
Theo công bố giá vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng, giá cát đến chân công trình được xác định theo công thức: Giá cát tại nguồn cung cấp + Chi phí vận chuyển đến công trình (giá dịch vụ vận chuyển) + Chi phí bốc xếp + Chi phí vận chuyển nội bộ trong công trình + Chí phí hao hụt bảo quản tại hiện trường.
Căn cứ vào trữ lượng mỏ cát, TP Hà Nội cho biết, giá cát chưa khai thác - tức giá trúng đấu giá với 3 mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu, Châu Sơn, Liên Mạc lần lượt là 180.500 đồng/m3, 564.500 đồng/m3, 800.000 đồng/m3.
Đối chiếu giá vật liệu xây dựng hiện nay, TP Hà Nội cho rằng, 1 m3 cát chưa khai thác ở 3 mỏ cát này đã cao hơn, thậm chí cao gấp nhiều lần so với giá cát đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội.
“Việc này dẫn đến các dự án khai thác cát tại 3 mỏ cát này không thể có lợi nhuận khi các đơn vị thực hiện khai thác với trữ lượng cát sẽ được cấp phép. Khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư sẽ vừa không đạt tiêu chí về lợi nhuận kinh tế, có thể tác động xấu đến an ninh kinh tế và trật tự xã hội”, UBND TP Hà Nội cho biết.
XEM THÊM: BẢNG GIÁ VLXD MỚI NHẤT NĂM 2024
Vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá 3 mỏ cát
Cũng theo TP Hà Nội, theo quy định của Luật Khoáng sản, sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư, đơn vị lập hồ sơ, trình cấp thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép khai thác khoáng sản sẽ có bất cập khi không đáp ứng điều kiện về vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, cuộc đấu giá tại 3 mỏ cát, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá, đồng nghĩa việc nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá, nên không đủ điều kiện cấp phép theo quy định.
Căn cứ các kết quả kiểm tra, UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện ngay các biện pháp quản lý nhà nước đối với kết quả đấu giá 3 mỏ cát: Châu Sơn, Liên Mạc, Tây Đằng - Minh Châu đã được kiểm tra, rà soát theo đúng quy định pháp luật.
“Khẩn trương rà soát, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát nêu trên theo đúng quy định pháp luật, báo cáo kết quả trước ngày 12/6/2024”, UBND TP Hà Nội chỉ đạo.
-
Động thái mới của UBND TP Hà Nội sau vụ đấu giá 3 mỏ cát gần 1.700 tỷ đồng
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì cùng các sở, ngành và đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ quá trình từ khảo sát đến tổ chức đấu giá quyền khai thác thác 3 mỏ cát có giá cao gấp trăm lần khởi điểm, báo cáo kết quả trước ngày 17/11.
-
Biến động lớn tại công ty 2 tháng tuổi vừa trả giá mỏ cát gấp 200 lần giá khởi điểm ở Hà Nội
Sau khi trúng quyền khai thác mỏ cát Liên Mạc trữ lượng 510.000 m3 với giá cao gấp gần 200 lần giá khởi điểm, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP có sự biến động lớn về cơ cấu cổ đông.
-
3 mỏ cát ở Hà Nội trúng đấu giá cao bất thường, Thủ tướng có chỉ đạo “nóng”
Liên quan đến kết quả trúng đấu giá cấp quyền khai thác 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu ở Hà Nội cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có yếu tố bất thường, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường vật liệu xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP Hà Nội rà soát ngay.
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.