Cơn sốt kỳ lạ
Theo ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc Công ty CP DKRA Việt Nam, nguyên nhân sốt đất một phần do người dân có dòng tiền nhàn rỗi và kỳ vọng về giá bất động sản tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục tích cực. Trong khi đó, các kênh đầu tư tích trữ an toàn như tiền gửi có lãi suất thấp nên dòng vốn chảy sang nhưng kênh hấp dẫn hơn như bất động sản.
Dù vậy, theo ông Lâm tình trạng sốt đất thời gian qua chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa phương khi có thông tin về quy hoạch. Các giao dịch không có quy mô lớn mà chủ yếu là do một nhóm người đưa ra những thông tin về quy hoạch, điều chỉnh giá đất để kiếm lời qua cơn sốt.
Tổng giám đốc Công ty bất động sản Đại Phúc, bà Nguyễn Thị Thanh Hương lại cho rằng, những năm qua nguồn cung hạn chế, thiếu sản phẩm ở các phân khúc trong khi nguồn tích luỹ của nhà đầu tư là có, nguồn tiền tích lũy dồi dào. Thêm vào đó, các thông quy hoạch chẳng hạn đề xuất lên quận của các huyện ven TP.HCM cũng thúc đẩy tâm lý đầu tư bất động sản.
Sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư do Covid 19 cũng góp phần không nhỏ đẩy dòng vốn vào bất động sản. Ảnh: Nguyễn Văn
Đồng tình với các ý kiến nói trên, song ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hoà cho rằng, ở TP.HCM câu chuyện sốt đất có phần từ việc giá nhà đất trên địa bàn đã quá cao, vượt quá khả năng của người dân buộc họ phải chuyển dòng tiền sang các tỉnh lân cận để tìm mua nhà đất. Từ đó tạo ra làn sóng nóng sốt lan rộng.
Về phía chính quyền, việc hạn chế nguồn cung dự án mới buộc người dân đi càng ngày càng xa, doanh nghiệp phải bán với giá cao.
Về phía các nhà đầu tư “có tình trạng hưng phấn quá mức của các nhà đầu tư trong năm Covid-19, khi người dân chấp nhận mua đất vườn, đất nông nghiệp ở rất xa, tạo ra một cơn sốt rất kỳ lạ so với từ xưa đến nay”, ông Quang cho biết.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định, sốt đất hiện nay thực chất là sốt giá bất động sản trên tất cả các phân khúc, từ căn hộ, biệt thự nhà phố, giá nhà đất tại khu vực đô thị cũ lên rất cao.
“Nguyên nhân vì nguồn tiền dành cho đầu tư trong xã hội cực kỳ lớn nhưng chưa tìm được nơi đầu tư thích hợp. Nhà đầu tư không thấy tiềm năng khi đầu tư vào chứng khoán, ngoại tệ hay sản xuất kinh doanh thương mại thì dòng tiền này có xu hướng vào bất động sản vì bất động sản là kênh tích trữ tài sản an toàn”, ông Châu lý giải.
Chủ tịch HoREA cũng chỉ ra thêm một nguyên nhân nữa là lãi suất tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang ở mức thấp, người dân chuyển hướng đầu tư sang kênh khác và bất động sản là lựa chọn. Ngoài ra, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư do Covid 19 cũng góp phần không nhỏ đẩy dòng vốn vào bất động sản
Thuốc nào hạ sốt?
Trước tình trạng giá đất tăng chóng mặt, thị trường bất động sản xuất hiện những cơn sốt khó tin ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, giới chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng các nhà đầu tư tỉnh táo trong những cơn sốt bởi hệ luỵ khi những cơn sốt đi qua là rất lớn. Đặc biệt là rủi ro liên quan đến pháp lý, như ở những vùng ven tình trạng phân lô, bán nền; rủi ro về quy hoạch do không nắm rõ pháp lý.
Bà Hương của Đại Phúc lưu ý, giá bất động sản chỉ tăng bền vững khi nó tăng theo giá trị thật về đầu tư, tức là khi sản phẩm được triển khai, hạ tầng đến nơi, tăng trưởng như vậy mới bền vững.
“Nên có sự công bố minh bạch, rõ ràng từ các cơ quan chức năng để tránh nhà đầu tư kỳ vọng không có cơ sở. Nhưng sự can thiệp vào thị trường bất động sản phải phù hợp, tránh trường hợp siết quá hoặc mở quá vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư tham gia thị trường”, bà Hương nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề các cơ quan quản lý nhà nước cần có công cụ để xử lý vấn đề. Chẳng hạn như cần có công cụ về thuế như một số nước. Thuế suất này đánh rất cao nếu chuyển nhượng bất động sản trong thời gian 2-3 năm đầu để hạn chế đầu cơ.
Đồng thời, nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh thuế ở mức cao nếu không đưa đất vào sử dụng. Hiện nay, nhà nước có chính sách thu hồi đất, chậm đưa vào sử dụng nhưng chỉ thu hồi những dự án bất động sản không đưa vào sử dụng. Ngoài ra, công cụ về quy hoạch, chủ yếu là các tỉnh, cần quy hoạch sử dụng đất, có kế hoạch sử dụng đất hằng năm để vừa tăng nguồn cung cho thị trường nhà đất, vừa kiểm soát được thị trường bất động sản.
-
Giải mã tình trạng sốt đất liên hoàn - Kỳ I: Vì đâu nên nỗi?
CafeLand - Hiện tượng giá đất tăng nóng từ Bắc chí Nam những ngày vừa qua, bất chấp dịch bệnh Covid-19 khiến chúng ta liên tưởng đến những đợt sốt đất của thập kỷ trước.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...