Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào nước này.
Sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000. Thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại là từ 2019-2024.
Philippines là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng và clinker của Việt Nam
Cơ quan điều tra cho rằng, trong giai đoạn 2019-2023, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng liên tục về mặt tuyệt đối.
Cụ thể, tổng lượng xi măng nhập khẩu đã tăng 10% trong năm 2020; 17% năm trong 2021; 5% trong năm 2023. Về mặt tương đối, thị phần nhập khẩu cũng tăng trong POI từ 30% năm 2019 lên 47% năm 2023 và 51% năm 2024 (tháng 1 đến tháng 6/2024).
Theo DTI, ngành sản xuất xi măng nội địa chịu thiệt hại nghiêm trọng do hàng nhập khẩu gia tăng như sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận, cắt giảm giá… Sự gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân chính yếu cho thiệt hại của ngành sản xuất nội địa.
Do đó, cơ quan này tự khởi xướng điều tra vụ việc. Theo quy định, các bên liên quan là các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức trong và ngoài Philippines có quyền bày tỏ quan điểm, bình luận về vụ việc (bao gồm quan điểm bình luận về tác động của việc áp dụng biện pháp đối với lợi ích công chúng).
Ngoài ra, DTI cũng thông báo sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trả lời bản câu hỏi điều tra trong vụ việc
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu gần 20,5 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 789 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 14,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu cũng giảm 11,6% so với cùng kỳ, đạt trung bình 38,4 USD/tấn.
Các thị trường lớn như Trung Quốc, Philippines, Bangladesh... đều giảm mua xi măng, clinker từ Việt Nam, dẫn đến xuất khẩu nhóm hàng này từ đầu năm tới nay liên tục giảm.
8 tháng qua, xuất khẩu xi măng, clinker sang Philippines giảm 1,8% về lượng, giảm 13% về trị giá so với cùng kỳ, đạt trên 5,35 triệu tấn, tương đương 214,3 triệu USD.
Đây là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng clinker của Việt Nam, chiếm tới 26,1% trong tổng lượng và chiếm 27,2% trong tổng trị giá xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước. Giá xi măng xuất khẩu trung bình sang Philippines ở mức 40 USD/tấn.
Xét về cơ cấu nhập khẩu của sang Philippines, sản lượng xi măng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chiếm tới 93%.
-
Trong bối cảnh giá nhiều nguyên liệu đầu vào tăng, riêng giá điện tăng 4,8% từ ngày 11/10, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến là 50.000 đồng/tấn.
-
Đứng thứ 3 thế giới về sản lượng, cao hơn cả Mỹ, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng hiện ra sao?
Ngành xi măng Việt Nam có công suất sản xuất lên tới 100 triệu tấn/năm, nằm trong 3 nước đứng đầu thế giới, nhưng tiêu thụ mặt hàng này đang gặp khó ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
-
Thị trường kim loại lao dốc vì sức ép vĩ mô, giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce
Theo MXV, bên cạnh sự mạnh lên của đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cũng chịu áp lực trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu giảm từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới....
-
Hàng triệu mét khối vật liệu sau nạo vét sông được tỉnh Quảng Nam đem bán, giá từ 144.000 đồng/m3
1,3 triệu m3 vật liệu cát từ dự án nạo vét để khơi thông dòng chảy sông Cổ Cò sẽ được tỉnh Quảng Nam tiếp tục đấu giá với mức giá khởi điểm từ 144.000 đồng/m3.
-
Nhìn lại năm 2024: Áp lực chi phí khiến giá vật liệu xây dựng “dậy sóng”
Trong bối cảnh tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá. Điều gì khiến giá vật liệu xây dựng "dậy sóng" giữa cơn trầm lắng?...