26/05/2022 10:25 AM
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô toàn cầu trong tháng 4 đạt gần 163 triệu tấn, giảm 5,1% so với kỳ năm 2021.

Trong đó, khu vực châu Phi sản xuất được 1,2 triệu tấn vào tháng 4/2022, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Châu Á và Châu Đại Dương sản xuất 121,4 triệu tấn, giảm 4,0%.

Khu vực EU (27) sản xuất 12,3 triệu tấn thép thô trong giai đoạn này, giảm 5,4%. Ngoài ra, các nước trong châu Âu còn lại sản xuất được 4,2 triệu tấn, tăng 0,5%.

Tương tự, các nước Trung Đông sản xuất được 3,3 triệu tấn, giảm 14,5%; Bắc Mỹ sản xuất 9,4 triệu tấn, giảm 5,1%. Nga và các nước CIS + Ukraine sản xuất 7,3 triệu tấn, giảm 18,4%. Nam Mỹ sản xuất 3,6 triệu tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 4/2022

Trong giai đoạn này, Trung Quốc - nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tiếp tục ghi nhận sản lượng thép sụt giảm khi chỉ đạt 92,8 triệu tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng ghi nhận mức giảm về sản lượng thép thô trong tháng 4 vừa qua còn có các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Brazil và Iran. Cụ thể, Nhật Bản sản xuất 7,5 triệu tấn thép trong tháng 4, giảm 4,4%. Mỹ sản xuất được 6,9 triệu tấn, giảm 3,9%. Hàn Quốc sản xuất 5,5 triệu tấn, giảm 4,1%. Đức sản xuất 3,3 triệu tấn, giảm 1,1%. Brazil sản xuất 2,9 triệu tấn, giảm 4%. Iran ước tính đã sản xuất 2,2 triệu tấn, giảm tới 20,7%.

Ở chiều ngược lại, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là 2 nước ghi nhận sản lượng thép thô có sự tăng trưởng trong tháng 4.2022. Theo đó, Nga sản xuất 6,4 triệu tấn, tăng gần 1%. Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 3,4 triệu tấn, tăng 1,6%.

Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam vừa công bố báo cáo về tình hình thị trường thép Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022.

Trong tháng 4/2022, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt gần 3 triệu tấn, giảm 11,3% so với tháng trước và giảm 1,1% so với cùng kỳ 2021. Tiêu thụ thép các loại đạt hơn 2,4 triệu tấn, giảm 22,5% so với tháng trước và giảm 15,6% so với cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm của cả nước đạt 11,4 triệu tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong kỳ, sản lượng bán hàng thép thành phẩm đạt 10,6 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,46 triệu tấn, tăng 9,4%.

Sau chuỗi ngày tăng nóng, thì trung tuần tháng 5, một loạt doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thông báo điều chỉnh giảm giá thép, đặc biệt là thép xây dựng. Đây là đợt giảm giá lớn nhất của thép trong nước sau chuỗi tăng giá 7 lần liên tiếp từ đầu năm đến nay.

Sau đợt điều chỉnh này, mặt bằng giá thép giảm về bình quân quanh mức 18 triệu đồng mỗi tấn, nhưng vẫn cao hơn khoảng 1,5-1,7 triệu đồng một tấn so với giữa năm ngoái.

  • Tác động của xung đột Nga – Ukraine tới ngành thép ASEAN

    Tác động của xung đột Nga – Ukraine tới ngành thép ASEAN

    Nhìn chung, các nước ASEAN có thể chịu tác động nhỏ từ căng thẳng Nga – Ukraine trong một thời gian ngắn. Điều này là do các nước này không phải là nguồn nhập khẩu chính của thép bán thành phẩm và thép thành phẩm của ASEAN.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.