Ngày 17/4 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Đầu tư có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).

Thưa ông, nội dung chính của một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh là gì?

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cụ thể hóa một số chính sách đã được quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Cụ thể, Bộ Tài chính kiến nghị giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội; hoạt động đầu tư kinh doanh bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; giảm 30% thuế giá trị gia tăng đầu ra trong vòng 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/7/2013.

Bộ Tài chính cũng kiến nghị kể từ ngày 1/7/2013, áp thuế thu nhập doanh nghiệp 20% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm); áp thuế 10% đối với thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội; áp dụng thuế ưu đãi đối với dự án mở rộng.

Dường như các giải pháp đưa ra đều hướng đến “giải cứu” thị trường bất động sản (BĐS)?

Công bằng mà nói, sự phát triển của thị trường BĐS có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế cũng như ngân sách nhà nước. Vì thế, khi lĩnh vực này gặp khó khăn thì Nhà nước có trách nhiệm đưa ra những giải pháp thích hợp để hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện nhằm phục hồi và phát triển.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách, trong đó có chính sách tài khóa và tiền tệ, để hỗ trợ lĩnh vực, ngành hàng nào đó gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu là việc làm bình thường, chứ không riêng gì BĐS.

Cần phải hiểu là, các chính sách hỗ trợ không phải nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh BĐS, mà là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất. Bởi khi thị trường BĐS được khơi thông, hàng loạt ngành hàng có liên quan đến BĐS như xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và những ngành liên quan đến xây dựng sẽ giảm hàng tồn kho, mở rộng sản xuất, giảm nợ xấu…

Đây cũng là giải pháp để thực hiện mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn, đó là giải quyết nhà ở xã hội, thưa ông?

Thuế giá trị gia tăng là đánh vào người tiêu dùng, vì thế chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thực tế là hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập không cao có điều kiện tiếp cận với nhà ở xã hội với giá thấp hơn. Tuy nhiên, muốn giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt cơ chế, chính sách, trong đó giảm thuế là giải pháp vô cùng quan trọng. Khi Nhà nước giảm thuế, thì giá BĐS không có lý do gì mà không giảm. Khi đó, người mua và người bán gặp nhau, thị trường khơi thông, nên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như đã nói ở trên.

Nếu Quốc hội thông qua Nghị quyết này, thì có thể nói, đây là mũi tên trúng nhiều đích: vừa góp phần giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, vừa giải quyết được vấn đề của thị trường, vừa giải quyết được nguồn thu ngân sách vững chắc cho tương lai.

Nếu vậy, sao Bộ Tài chính không mạnh dạn kiến nghị giảm thuế trong 2 - 3 năm, thay vì chỉ có 1 năm?

Đã là giải pháp ngắn hạn, nên phải căn cứ vào tình hình thực tế và không được kéo dài quá, vì kéo dài nhiều khi lại phản tác dụng. Tâm lý người tiêu dùng là khi thấy thị trường lên thì đổ xô đi mua, không sử dụng cũng đi mua, không có nhu cầu thì mua để đầu cơ. Ngược lại, khi thị trường xuống, người ta lại chờ đợi xuống nữa mới mua. Vì thế, nếu kéo dài thời gian giảm thuế, người tiêu dùng nghĩ rằng, sang năm, sang năm nữa, giá BĐS sẽ còn giảm thêm, nên họ không tham gia thị trường và như vậy, chính sách sẽ giảm hiệu quả.

Hy vọng rằng, với những biện pháp tổng thể nêu trên, trong vòng 1 năm nữa, tình hình kinh tế nói chung, thị trường BĐS nói riêng, sẽ sáng sủa hơn.

  • Tại Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông): Chủ đầu tư “quên” trách nhiệm

    Tại Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông): Chủ đầu tư “quên” trách nhiệm

    Khu đô thị Văn Phú thuộc địa bàn phường Phú La (Hà Đông) đã hình thành với hàng trăm căn hộ và hàng nghìn người dân sinh sống. Theo cam kết, chủ đầu tư phải hoàn thiện hạ tầng, trong đó có diện tích dành cho sân thể dục thể thao (TDTT) để bàn giao cho chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chờ đợi, chủ dự án vẫn "lờ" những cam kết trước đó, khiến người dân bất bình… <br/br>

  • Hà Nội: Nhức nhối dự án “rùa bò”

    Hà Nội: Nhức nhối dự án “rùa bò”

    Việc quyết liệt giao đất để triển khai các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội đã để lại nhiều hệ lụy khi tình trạng đất đai sau khi thu hồi bị bỏ hoang tràn lan từ năm này qua năm khác. <br/br>

  • Ông Bùi Kiến Thành: Không thể bơm tiền cho thói tham lam

    Ông Bùi Kiến Thành: Không thể bơm tiền cho thói tham lam

    "Sự tham lam của những ông chủ dự án, sự tham lam của ngân hàng khiến cho tiền kẹt trong đống xi măng, cốt sắt." - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành. <br/br>

Mạnh Bôn (Báo Đầu tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.