Theo ông Tuấn, việc thị trường BĐS Đà Nẵng bị ảnh hưởng theo xu hướng chung của toàn quốc và đi vào giai đoạn trầm lắng trong giai đoạn hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thời điểm khó khăn nhất thời, và dù thế nào đi chăng nữa, thị trường BĐS Đà Nẵng cũng khó mà có sự đổ vỡ hoặc “lao dốc”, và chỉ trong một thời gian ngắn, với những lợi thế của mình, thị trường trọng điểm miền Trung này nhiều khả năng sẽ sớm hồi phục và trở nên sôi động hơn.
- Thưa ông, với cương vị vừa là Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đà Nẵng vừa là Nhà đầu tư, ông đánh giá thế nào về tiềm năng và những lợi thế của Bất động sản Đà Nẵng?
Tôi cho rằng, Đà Nẵng có những tiềm năng và lợi thế vô cùng to lớn để phát triển thị trường BĐS mà không nhiều địa phương trên cả nước có được.
Về vị trí địa lý, Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, ngay trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam, rất thuận lợi trong việc vận chuyển và đi lại về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng cũng là số ít địa phương trong cả nước vừa có đồng bằng, có núi, có sông và có biển, rất thuận lợi cho việc đa dạng các loại hình BĐS, và lợi thế lớn nhất phải kể đến đó chính là sở hữu một bãi biển dài, được đánh giá là một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh, ngay gần trung tâm thành phố làm tăng sức hút của Đà Nẵng đối với người dân, du khách và các nhà đầu tư, tạo nên tiền đề và động lực cho việc phát triển BĐS Du lịch, nghỉ dưỡng và sinh thái.
Trong những năm qua, cùng với những thành công trong công tác quy
hoạch, Đà Nẵng đang nổi lên là thành phố có cơ sở hạ tầng, giao thông đô
thị tốt nhất trên cả nước. Chính điều này đã hình thành nên những vùng
đất mới, những khu dân cư mới, những đô thị hiện đại, tạo ra một nguồn
cung BĐS dồi dào và đa dạng, khiến cho thị trường Đà Nẵng có một diện
mạo mới với sức hấp dẫn cao, tăng trưởng ổn định và bền vững, mà biểu
hiện cụ thể nhất đó là năm 2010, Đà Nẵng đã được đánh giá là một trong
những thị trường BĐS sôi động nhất Việt Nam.
Nhiều dự án BĐS quy mô lớn đang được triển khai tại Đà Nẵng
- Có ý kiến cho rằng BĐS Đà Nẵng thời gian qua tăng rất cao và đã có hiện tượng bị “thổi giá”. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Trước tiên tôi chỉ xin lưu ý rằng khi đánh giá một việc gì chúng ta
nên có sự nhìn nhận thực tế, thấu đáo và khách quan. Việc có hiện tượng
“thổi giá” hay không chúng ta cần phải tính toán xem mức tăng bao nhiêu,
nguyên nhân do đâu và sự tăng giá đó có phổ biến hay không.
Về nguyên nhân tăng giá BĐS Đà Nẵng thời gian qua theo tôi có một số
nguyên nhân sau: Thứ nhất đó là việc thành phố Đà Nẵng hàng năm đều có
sự điều chỉnh khung giá đất tăng lên theo quy định chung của Nhà nước,
tiếp đến là trong thời gian qua, cùng với tình hình lạm phát, giá cả leo
thang dẫn đến giá vật tư, nguyên liệu xây dựng đầu vào tăng cao, buộc
các chủ đầu tư phải tăng giá bán sản phẩm của mình. Và cuối cùng nhưng
cũng là điều quan trọng nhất khiến BĐS Đà Nẵng tăng giá mạnh đó là tốc
độ phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của Đà Nẵng, những thành công
trong công tác quy hoạch và GPMB đã tạo ra một đô thị văn minh, sạch
đẹp, một thành phố có điều kiện sống hết sức lý tưởng đáp ứng nhu cầu
đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước, tạo nên một
lợi thế so sánh vô cùng lớn cho BĐS Đà Nẵng.
Những năm qua, do mới hình thành và đi vào hoạt động nên giá cả BĐS
Đà Nẵng so với mặt bằng chung trên toàn quốc được đánh giá là còn rất
rẻ, nay do tốc độ phát triển nhanh và mạnh cùng những thành công trong
mọi lĩnh vực nên thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
dẫn đến nhu cầu tăng cao tạo nên một mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, tăng
giá là vậy nhưng mức tăng trung bình cũng mới dừng lại ở con số khoảng
30 - 40 %, một mức tăng vừa phải đối với BĐS, lĩnh vực vốn được coi là
ngành nghề đặc biệt. Tôi cho rằng việc tăng giá BĐS của Đà Nẵng thời
gian qua chỉ là sự điều chỉnh hoàn toàn hợp lý và cần thiết, phù hợp với
xu thế chung và là sự nhìn nhận của khách hàng, các nhà đầu tư đối với
giá trị thật của BĐS Đà Nẵng chứ không hề có hiện tượng “thổi giá” như
một số người vẫn nói.
- Nếu vậy thì ông giải thích thế nào đối với các khu vực tăng giá gấp đôi thậm chí gấp ba như những vùng ven biển?
Đúng vậy, thời gian qua cá biệt đã có một số khu vực giá BĐS tăng rất mạnh mà mọi người cho là “thổi giá” đó chính là khu vực ven biển. Tuy nhiên tôi cũng xin lưu ý rằng đây chính là những khu “đất vàng” vì ngoài việc đầu tư đất để sinh lời thì nơi đây còn được khai thác để kinh doanh khách sạn, nhà hàng, một lĩnh vực đang đem lại lợi nhuận khá cao. Và mặc dù giá đất ở những khu vực này hiện đã tăng gấp 2, 3 lần so với vài năm trước đây, nhưng do nguồn cung có hạn, nhu cầu lại liên tục tăng cao, nên mặc dù nay nhiều người muốn mua mà cũng không thể tìm ra người bán. Như vậy ta có thể thấy rất rõ là giá đất ven biển đang tiến về với giá trị đích thực của nó.
Nếu thử làm một phép so sánh giữa giá đất của Đà Nẵng và các thành phố ven biển miền Trung như Nha Trang (Khánh Hòa) và Quy Nhơn (Bình Định) thì có thể thấy rất rõ là đất khu vực trung tâm của cả 2 thành phố trên đều cao hơn Đà Nẵng. Đặc biệt đất ven biển Đà Nẵng, một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh hiện cao nhất cũng chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2, trong khi đất đường Trần Phú (Nha Trang) là 160 triệu/m2 và Xuân Diệu (Quy Nhơn) là hơn 50 triệu/m2. Tôi cho rằng việc giá BĐS Đà Nẵng tăng mạnh trong thời gian qua là đương nhiên và hoàn toàn hợp lý, bởi đây chi là sự điều chỉnh khi mà Đà Nẵng giờ đây đã là trung tâm kinh tế - xã hội không chỉ của miền Trung mà là cả nước với điều kiện sống được coi là “thành phố đáng sống của Việt Nam”.
- Vậy tại sao đang tăng trưởng nhanh như vậy, BĐS Đà Nẵng lại rơi vào tình trạng đóng băng như hiện nay và dự đoán của ông trong những năm tiếp theo?
Ồ, đây là một câu hỏi rất thú vị, quả thật hiện nay BĐS Đà Nẵng đang rơi vào tình trạng đóng băng. Tuy nhiên theo ý kiến của cá nhân tôi thì không có bất cứ lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào mà không có lúc thăng lúc trầm, và BĐS càng không là ngoại lệ, BĐS Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng theo xu hướng chung trên toàn quốc và điều đó cũng rất dễ lý giải.
Thứ nhất, tại thời điểm này, Đà Nẵng hay bất cứ địa phương nào trên
cả nước cũng đều bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tín dụng của
Chính phủ, cộng với lạm phát tăng cao làm hạn chế dòng tiền đầu tư vào
BĐS, ảnh hưởng lớn đến sức mua của các nhà đầu tư. Tiếp đến, do người
dân Đà Nẵng thu nhập chưa cao, dân số ít, đất đai còn khá rộng rãi nên
nhu cầu không nhiều mà khách hàng đa phần đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
tham gia, nên khi BĐS Hà Nội đang đi vào giai đoạn khó khăn, đương nhiên
sẽ ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư, buộc họ thận trọng và dè dặt
hơn. Bên cạnh đó, do thị trường Hà Nội đang xuống giá rất mạnh, thậm chí
giá đất nền tại các dự án hạ đến hơn chục triệu cho mỗi m2 nên nhiều
nhà đầu tư đã bị kẹt vốn do không bán được, cộng với rất ít người dám
mạo hiểm bán rẻ đất tại Hà Nội để quay vào Đà Nẵng, dẫn đến cầu đã giảm
đi rất mạnh.
Và một trong những tác động rất lớn đó là cách đây mới chỉ hơn nửa
năm, khi mà vào thời điểm BĐS trên toàn quốc đang “nóng” đã có hàng loạt
dự án quy mô lớn được khởi công và chào bán, tạo ra nguồn cung quá lớn,
làm mất cân bằng cung cầu dẫn đến việc người mua thì ít mà người bán
thì nhiều.
Tuy vậy tôi vẫn khẳng định rằng: trong thời gian tới, với những dấu
hiệu tích cực của nền kinh tế như: lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng, đô
la ổn định thì chắc chắn nhiều người sẽ quay lại và đầu tư vào BĐS Đà
Nẵng, một kênh đầu tư an toàn nhất, một thị trường tăng trưởng và ổn
định. Khi đó với những lợi thế về địa lý, sự tăng trưởng về kinh tế, sự
ổn định về xã hội cộng với ưu thế giá rẻ sẽ đưa BĐS Đà Nẵng bứt phá đi
lên.
- Trong thời gian tới, Hiệp hội Bất động sản Đà Nẵng sẽ làm gì để góp phần đưa thị trường BĐS Đà Nẵng đi vào hoạt động ổn định và phát triển, thưa ông?
Trong thời gian tới với chức năng và nhiệm vụ của mình, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tham mưu cho UBND thành phố, các Ban ngành chức năng đề ra những cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy thị trường BĐS Đà Nẵng đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng.
Chúng tôi cũng sẽ góp ý, đề xuất với chính quyền địa phương những giải pháp để trong những năm tiếp theo xây dựng một chiến lược phát triển thị trường BĐS lành mạnh và hiệu quả.
Ngoài ra, Hiệp hội BĐS Đà Nẵng sẽ tư vấn, góp ý và cùng hợp tác với các cơ quan quản lý chức năng thành phố Đà Nẵng nhận biết những chủ đầu tư không đủ năng lực, những dự án không khả thi nhằm giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn thực tế và toàn diện nhằm đưa ra những quyết định hợp lý góp phần làm lành mạnh thị trường BĐS, tạo cân bằng cung cầu, tránh những rủi ro cho khách hàng, giúp thị trường BĐS Đà Nẵng trở nên lành mạnh, hiệu quả và tăng trưởng.
Tôi tin rằng chỉ trong một thời gian ngắn, với những tiềm năng và lợi thế, thị trường BĐS Đà Nẵng lại trở nên hấp dẫn, sôi động và hiệu quả.
-
Quy hoạch Đà Nẵng 2021-2030: Với 800.000 tỷ đồng thành phố tương lai sẽ ra sao?
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 95/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch được kỳ vọng tạo động lực phát triển toàn diện, nâng cao vị thế Đà Nẵng t...
-
Những yếu tố cần thiết để hình thành trung tâm tài chính quốc tế và khu vực
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cho biết, ngày 16/1/2025 tại thành phố Đà Nẵng diễn ra Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam".
-
10.000 sinh viên tại Đà Nẵng đón tin vui
Ngày 16/01, tập đoàn FPT chính thức khởi công Tòa nhà FPT Polytechnic Đà Nẵng tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Đây là công trình đầu tiên trong số 5 dự án mà Công ty Cổ phần FPT sẽ triển khai tại Đà Nẵng trong năm 2025....