Thị trường bất động sản còn dấu hiệu bất ổn
Tại cuộc họp với các bộ ngành về tình hình thị trường bất động sản ngày 15/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhận xét thị trường bất động sản đang tồn tại vướng mắc kéo dài, còn nhiều dấu hiệu bất ổn.
Phó Thủ tướng nêu rõ, thị trường bất động sản đang tồn tại nhiều vướng mắc kéo dài, “lúc thì đóng băng, lúc lại sốt nóng bất thường” dẫn tới biến động lớn về giá cả và gây ảnh hưởng dây chuyền tới tín dụng, tài chính. Hiện nay thị trường vẫn còn nhiều dấu hiệu bất ổn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng giá bất động sản ở Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới, trong khi khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày càng giảm. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp. Ảnh: VGP
Mặc dù Chính phủ và Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Xây dựng nghiên cứu, báo cáo và đề xuất giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa có báo cáo nào rõ ràng được trình bày. Nhiều vấn đề tồn tại vẫn chưa được giải quyết. Nhiều cuộc họp, hội thảo đã được tổ chức, nhiều kết luận đã được ban hành, nhưng thực tế cho thấy chuyển biến rất chậm.
Phó Thủ tướng nói và chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường bất động sản là mất cân đối giữa cung và cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường bất động sản cần những “liều thuốc mạnh” và thực chất hơn.
“Nếu vấn đề nằm ở đất đai thì phải xử lý đất đai; nếu là tín dụng thì phải xử lý tín dụng; nếu là thủ tục thì phải cải cách thủ tục cho thực chất; đồng thời, cần có cơ chế kiểm soát để đảm bảo hoạt động kinh doanh bất động sản đi đúng hướng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong quý 1/2025, đối với dự án phát triển nhà ở thương mại, có 14 dự án hoàn thành với quy mô hơn 3.800 căn (bằng 140% so với cùng kỳ); cấp phép mới cho 26 dự án với khoảng 15.800 căn (bằng 136% so với cùng kỳ); 59 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với hơn 19.700 (bằng 155% so với cùng kỳ); 994 dự án đang triển khai xây dựng với gần 400.000 căn hộ.
Đối với các dự án đầu tư xây dự hạ tầng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất để người dân xây dựng nhà ở có 17 dự án hoàn thành với quy mô 4.414 lô/nền (bằng 81% so với cùng kỳ); 490 dự án đang triển khai với khoảng 19.000 lô/nền (bằng 94% so với cùng kỳ); 11 dự án được cấp phép mới với khoảng 3.400 lô/nền (bằng 91% so với cùng kỳ).
Lượng giao dịch bất động sản thành công đạt 33.585 căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ; 101.049 lô/nền.
Giá bất động sản tiếp tục xu hướng tăng, đặc biệt xuất hiện tình trạng tăng giá nhanh cục bộ tại một số địa phương sau thông tin sáp nhập, đặt cơ quan hành chính mới.
Dư nợ tín dụng bất động sản đạt trên 1.563 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn FDI, tính đến hết tháng 3/2025, đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 44% so với cùng kỳ.
Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tháo gõ khó khăn, vướng mắc cho 136/788 dự án bất động sản.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá nguồn cung bất động sản vấn mất cân đối về cơ cấu nguồn cung, giá tăng cao nên chưa đáp ứng được được nhu cầu nhà ở của người dân.
Nhiều dự án gặp khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, thời gian thực hiện trình tự, thủ tục kéo dài. Một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn triển khai dự án.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu nhận định, thị trường có dấu hiệu phục hồi nhẹ, và mới vượt qua thời điểm khó khăn nhất. Tuy nhiên, giá nhà đang “đứng lại ở mức cao”, chưa có dấu hiệu giảm rõ rệt. Dự kiến, đến năm 2026-2027 mới có thêm nguồn cung nhà ở thương mại phân khúc trung bình.
-
Giá bất động sản có giảm sau hợp nhất, tinh gọn bộ máy?
Việc hợp nhất và tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước đang trở thành một xu hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng nhận định, đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
-
Khi giá bất động sản không còn là câu chuyện riêng của thị trường
Bất động sản là một lĩnh vực đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể trở thành rào cản cho sự phát triển. Giá nhà đất tăng cao tưởng chừng chỉ là câu chuyện riêng của thị trường bất động sản, nhưng lại là vấn đề chung của cả nền kinh tế.
-
Hà Nội chỉ đạo xử lý “nạn” thao túng giá bất động sản
UBND TP Hà Nội vừa có công văn về việc tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.








-
Hé lộ quy hoạch “siêu cảng” Quảng Ninh: Hơn 34.500 tỷ đồng sẽ rót vào đâu?
Quảng Ninh đang chuẩn bị tăng tốc phát triển hạ tầng hàng hải với kế hoạch đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng đến năm 2030. Trong đó, 6.300 tỷ đồng sẽ được rót vào hạ tầng hàng hải công cộng và hơn 28.200 tỷ đồng dành cho các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp d...
-
Đà Nẵng cần tiếp tục chuẩn bị chu đáo các điều kiện, sẵn sàng cho vận hành Trung tâm tài chính quốc tế
Nhấn mạnh với việc Quốc hội sắp thông qua Nghị quyết, chúng ta đang tiến dần tới thời điểm chính thức ra đời Trung tâm tài chính quốc tế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP. Đà Nẵng cần tiếp tục chuẩn bị chu đáo các điều k...
-
Bắc Ninh có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 2.400 tỷ đồng
Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế “thủ phủ công nghiệp” phía Bắc khi vừa phê duyệt thành lập 3 cụm công nghiệp mới, tổng vốn đầu tư hơn 2.443 tỷ đồng, trải rộng tại các huyện Yên Phong, Tiên Du và thị xã Quế Võ....