Ảnh minh hoạ
Theo ông Dũng hiện nay, để triển khai một dự án BĐS, doanh nghiệp cần thực hiện từ 30 - 40 thủ tục hành chính lớn nhỏ. Việc tinh gọn bộ máy sẽ giúp giảm bớt các khâu trung gian, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một trong những thay đổi quan trọng là chính quyền địa phương sẽ được trao thêm quyền hạn, đặc biệt trong việc thẩm tra, thẩm định các dự án cấp 1 thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung ương. Điều này giúp các dự án được xử lý nhanh hơn, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với bộ máy quản lý cấp địa phương.
Ông Lê Văn Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng, hiện tại, thị trường bất động sản chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, như Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về dự án bất động sản và nhà ở, cùng với sự quản lý về tín dụng từ ngân hàng. Việc tinh gọn bộ máy, đặc biệt là sáp nhập các đơn vị liên quan, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Ông nhấn mạnh rằng, nếu các địa phương cũng thực hiện sáp nhập, doanh nghiệp sẽ không cần phải liên hệ với nhiều sở, ngành để giải quyết thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), dưới tác động của chính sách tinh gọn bộ máy, thị trường BĐS có thể diễn biến theo hai kịch bản. Với Kịch bản tích cực, khi bộ máy quản lý được tinh gọn, thủ tục hành chính được rút gọn và chi phí giảm, thị trường BĐS có thể bước vào chu kỳ phát triển mới, với nhiều cơ hội thăng hoa.
Ở kịch bản tiêu cực, nếu sau hợp nhất, các cơ quan không được phân công nhiệm vụ cụ thể, thiếu chủ động trong công việc, thủ tục đầu tư BĐS có thể bị trì hoãn, kéo lùi thị trường, thậm chí đẩy BĐS vào tình trạng đóng băng.
Các chuyên gia bất động sản khác cũng cho rằng, nếu thủ tục hành chính được rút gọn, giá bất động sản có thể chịu tác động theo nhiều hướng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ cải cách và cách thị trường phản ứng.
Một số kịch bản có thể sẽ xảy ra, đó là giá bất động sản có thể giảm nhờ giảm chi phí đầu vào. Khi thủ tục hành chính được rút gọn, doanh nghiệp bất động sản có thể tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình xin cấp phép, phê duyệt dự án và triển khai xây dựng.
Chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí quản lý dự án cũng có thể giảm xuống, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra mức giá cạnh tranh hơn.
Việc đơn giản hóa thủ tục cấp sổ đỏ và các giấy tờ pháp lý khác sẽ giúp thị trường giao dịch minh bạch hơn, giảm tình trạng “găm hàng” hay đầu cơ, từ đó góp phần ổn định giá nhà đất.
Tuy nhiên, khi thủ tục pháp lý trở nên thông thoáng hơn, các nhà đầu tư có thể đổ vốn mạnh vào thị trường, kéo theo sự gia tăng nhu cầu và đẩy giá bất động sản lên. Những khu vực có tiềm năng phát triển tốt, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, có thể chứng kiến mức giá tăng cao hơn do sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư.
Mặt khác, nếu nguồn cung không theo kịp nhu cầu, giá bất động sản vẫn có thể tăng, bất chấp việc thủ tục hành chính được rút gọn.
Ở một kịch bản hài hoà hơn, khi các dự án bất động sản được triển khai nhanh chóng nhờ giảm bớt thủ tục rườm rà, nguồn cung tăng lên có thể giúp bình ổn giá.
Nhà đầu tư và người mua có nhiều lựa chọn hơn, thị trường bớt tình trạng khan hiếm giả tạo, từ đó giá cả có thể trở nên hợp lý hơn.
Đối với phân khúc nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội, việc rút gọn thủ tục hành chính có thể giúp tăng nguồn cung đáng kể, giúp nhiều người có thu nhập trung bình – thấp tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn.
Chủ tịch VARS cho rằng, dù ở kịch bản nào, việc cải tổ bộ máy quản lý là bước đi quan trọng và cần thiết, nhưng để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thích ứng linh hoạt với những thay đổi về mặt pháp lý và tài chính.
-
Khi giá bất động sản không còn là câu chuyện riêng của thị trường
Bất động sản là một lĩnh vực đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng nếu không được quản lý đúng cách, nó có thể trở thành rào cản cho sự phát triển. Giá nhà đất tăng cao tưởng chừng chỉ là câu chuyện riêng của thị trường bất động sản, nhưng lại là vấn đề chung của cả nền kinh tế.
-
Hà Nội chỉ đạo xử lý “nạn” thao túng giá bất động sản
UBND TP Hà Nội vừa có công văn về việc tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.








-
Xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”
Giá đất tăng phi mã đang tạo áp lực lên giá nhà, theo chuyên gia, để bất động sản phát triển bền vững, vấn đề đầu tiên phải quản lý được giá đất.
-
Bất động sản sắp bước vào sự chuyển mình lớn nhất trong 20 năm
Từ ngày 1/7, Việt Nam bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng với việc triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và đồng thời sáp nhập các đơn vị hành chính. Những thay đổi này mở ra kỳ vọng lớn đối với thị trường bất động sản....
-
Sắp tới, đây sẽ là xu hướng đầu tư bất động sản rất được quan tâm
Sau giai đoạn biến động và thanh lọc mạnh mẽ, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ phát triển mới với những thay đổi sâu sắc trong tư duy đầu tư. Thay vì chạy theo tăng giá hay đòn bẩy tài chính, nhà đầu tư ngày càng ưu tiên các mô h...