Có ba nhóm chính trên thị trường cho thuê ở Trung Quốc, gồm các chủ đầu tư Trung Quốc, các đơn vị điều hành truyền thống và các chủ đầu tư khách sạn đang biến đổi mục đích sử dụng của những khách sạn cũ kém hiệu quả.
Một số ước tính trong ngành cho thấy quy mô tiềm năng của thị trường nhà ở dân dụng Trung Quốc rơi vào khoảng 77 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Chin nói rằng không thể "xử lý" các con số một cách chính xác. Thị trường Trung Quốc không rõ ràng về thông tin các con số giao dịch.
Các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm quỹ đầu tư nổi tiếng Warburg Pincus, (năm 2017 đã mua công ty bất động sản Trung Quốc, Nova, và cũng điều hành Mofang, một doanh nghiệp cho thuê nhà ở) và Greystar đều đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc.
Quỹ tài sản có chủ quyền của Singapore GIC đã mua lại một lượng cổ phần của Nova vào năm 2018 và sau đó tiếp tục tung ra nền tảng căn hộ cho thuê trị giá gần 620 triệu USD ở Trung Quốc. GIC cũng có liên doanh với một nhà phát triển Trung Quốc, Tập đoàn CIFI hiện được niêm yết tại Hong Kong, để vận hành nền tảng đầu tư căn hộ cho thuê dài hạn trị giá 570 triệu USD.
Quỹ đầu tư CPP của Canada vào năm 2019 đã đầu tư 817 triệu USD vào tập đoàn của Trung Quốc, Longfor, để đầu tư trên khắp các thành phố cấp một và cấp hai thông qua những hình thức xây dựng, mua lại và cho thuê.
Charles Ma, CEO Greystar chi nhánh Trung Quốc cho biết dự án đầu tiên trong số hai dự án của quỹ này tại thị trường tỷ dân đã được thực hiện ở Thượng Hải. Tòa nhà đầu tiên, với gần 500 căn hộ, đang được cho thuê. Trong khi đó, tòa nhà thứ 2, với khoảng 600 căn hộ, đang được xây dựng.
“Giá thuê trong dự án tiếp theo của chúng tôi dự kiến thấp hơn khoảng 25% so với dự án đầu tiên. Chúng tôi có kế hoạch hướng tới thị trường đại chúng khi thương hiệu địa phương và năng lực được củng cố. Tuy nhiên, các tòa nhà Greystar sẽ có giá thuê cao hơn 10 - 15% so với các dự án xung quanh”, ông Charles Ma cho biết.
Greystar đến với thị trường Trung Quốc từ năm 2017, nhưng sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và những biến động kinh tế đã làm chậm các dự án của quỹ đầu tư này.
“Nhìn chung, chúng tôi đặt ra mục tiêu tuân theo thể chế hóa lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi sẽ tiếp tục học hỏi thêm và làm việc với chính phủ Trung Quốc để phát triển các dự án khác.
Nếu 4 năm trước bạn hỏi tôi về chi tiết các chính sách của chính phủ liên quan đến cho thuê nhà ở, tôi có thể đưa ra những hướng dẫn chung, nhưng không được chi tiết như hiện tại. Trong 4 năm qua, cùng với chính phủ, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều thông số và chính sách có thể thực thi. Hiện tại, tôi tin tưởng vào thị trường nhà ở và thị trường cho thuê của Trung Quốc hơn 4 năm trước đây”, ông Charles Ma nhấn mạnh.
Thị trường nhà ở cho thuê hưởng lợi từ sự đi xuống của lĩnh vực bất động sản
Funlive Holdings, một công ty con của Tập đoàn SCE Trung Quốc, hiện quản lý gần 40.000 căn hộ cho thuê và đặt mục tiêu nâng con số đó lên 200.000 vào năm 2025.
Giám đốc điều hành của Funlive, Keith Chan, trước đây là đồng giám đốc Macquarie Group của Trung Quốc và là người đứng đầu mảng bất động sản thị trường Trung Quốc của tập đoàn, cho biết thị trường nhà ở cho thuê Trung Quốc đã phát triển trong thập kỷ qua theo đúng “mô hình cho thuê tổng thể”.
“Động lực đầu tiên bắt đầu từ việc cho thuê tài sản, chủ yếu là của các doanh nghiệp nhà nước, để kinh doanh phòng cho thuê, nhằm vào phân khúc cấp thấp của thị trường. Tuy nhiên, các nhà khai thác này tập trung vào việc phát triển quy mô của các công ty”, CEO Funlive nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Keith Chan cho biết sự bùng nổ sau đó về số lượng nhà khai thác đã dẫn đến việc tăng chi phí hoạt động, qua đó khiến nhiều công ty cho thuê gặp khó khăn vào năm 2020.
Một số nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc tập trung vào thị trường nhà đất và cho thuê đang hưởng lợi từ sự sụt giảm chung của thị trường bất động sản. Trong khi đó, những gã khổng lồ một thời, như China Evergrande lại gặp nhiều khó khăn hơn.
“Hiện tại, chúng tôi có một trang web đang được thẩm định độc quyền và chúng tôi đang tìm cách khóa thêm hai trang web nữa trong vài tháng tới. Kế hoạch của chúng tôi là tập trung vào Thượng Hải. Sẽ tốt hơn nếu có 5 hoặc 6 tòa nhà trong một thành phố hơn là để chúng trải rộng trên 5 hoặc 6 thành phố khác nhau. Nhưng chúng tôi sẽ hướng đến các thành phố cấp một khác trong tương lai gần”, Charles Ma nhấn mạnh.
-
Chính phủ Trung Quốc “đau đầu” tìm cách phục hồi ngành bất động sản
Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dẫn đầu một cuộc họp của cơ quan lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc, Bộ Chính trị, báo hiệu một sự thay đổi chính sách đối với lĩnh vực bất động sản đang lao dốc của quốc gia này.
-
Bất động sản châu Á hấp dẫn trong mắt các quỹ đầu tư quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều vấn đề, câu hỏi được đặt ra với ngành bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) hiện nay là liệu các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục tiến vào thị trường này hay không.
-
Khi Thượng Hải dần mở cửa trở lại sau hai tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19, trung tâm tài chính của Trung Quốc đã đưa ra hàng chục chính sách với hy vọng sẽ giúp đưa nền kinh tế trở lại nhịp sống bình thường, trong đó có chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.