Là một trong những ngành trụ cột của quốc gia, bất động sản chiếm khoảng 7% tổng GDP ở Trung Quốc và khoảng 60% tài sản của các hộ gia đình thành thị, theo Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương.
Hiệu suất của ngành gắn liền với sự phục hồi kinh tế chung của quốc gia. Trong bối cảnh đó, hai quan điểm đã hình thành gần đây. Một số người kêu gọi các chính sách hỗ trợ ngay lập tức, trong khi những người khác lo ngại các chính sách hỗ trợ có thể khiến thị trường nhà ở nóng trở lại ở một số thành phố.
Thị trường lao dốc
Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS), thị trường bất động sản Trung Quốc chứng kiến giá nhà mới tại các thành phố hàng đầu không đổi hoặc giảm trong tháng 6.
Dữ liệu của NBS cũng cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào phát triển bất động sản đã giảm gần 8% so với cùng kỳ xuống còn 5.860 tỷ nhân dân tệ (816,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Sheng Xiuxiu, người đứng đầu bộ phận nhà ở tại JLL Trung Quốc cho biết: “Khi các biện pháp hỗ trợ khác nhau có hiệu lực, khối lượng giao dịch trên toàn quốc có thể bắt đầu ổn định. Các thành phố hạng nhất và hạng hai sẽ là những nơi dẫn đầu quá trình phục hồi”.
Tuy nhiên, các chỉ số chính của thị trường nhà ở, bao gồm đầu tư nhà ở và xây dựng nhà ở mới, vẫn đang trong xu hướng giảm.
Các biện pháp giúp phục hồi thị trường bất động sản
Một loạt biện pháp đã được đưa ra trong nửa đầu năm nay nhằm giúp thị trường phục hồi. Vào đầu tháng 1, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, đã cùng nhau thông báo rằng các thành phố, nơi giá nhà mới giảm, có thể tự quyết định về giới hạn lãi suất đối với các khoản vay mua nhà cho những người mua lần đầu.
Vào tháng 6, PBOC cũng đã thực hiện lần điều chỉnh đầu tiên sau 10 tháng đối với lãi suất cơ bản cho vay bằng cách cắt giảm lãi suất cơ bản cho khoản vay trên 5 năm.
"Các biện pháp này chủ yếu tập trung vào việc giảm chi phí mua nhà cũng như cải thiện bảng cân đối kế toán của các nhà phát triển bất động sản lớn, như một phần trong nỗ lực xoa dịu rủi ro tài chính của lĩnh vực bất động sản và hỗ trợ thị trường bất động sản hình thành một chu kỳ tăng trưởng bền vững hơn", Chen Wenjing, giám đốc nghiên cứu tại China Index Academy chia sẻ.
Mặc dù các chuyên gia trong ngành đồng ý rằng các chính sách cần được điều chỉnh nhiều hơn để hỗ trợ sự phục hồi của thị trường bất động sản, nhưng nhiều người trong số họ kêu gọi tạo ra sự cân bằng để ngăn chặn lĩnh vực này trở nên quá nóng hoặc suy thoái nghiêm trọng.
Shaun Brodie, trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc của Cushman & Wakefield cho biết: “Bất kỳ chính sách nào liên quan đến quy định về bất động sản cần được thực hiện với tiêu chí “nhà ở là để ở, không phải để đầu cơ”. Ngoài ra, cần tính đến tình hình cụ thể của từng thành phố và sau đó cẩn thận thực hiện các điều chỉnh chính sách tùy chỉnh để đảm bảo tăng trưởng bền vững”.
Những thành phố nhỏ hơn bị ảnh hưởng
Đầu năm nay, với việc Trung Quốc nới lỏng hoàn toàn các chính sách kiểm soát đại dịch Covid-19 và do nhu cầu về nhà ở tồn đọng từ lâu, thị trường nhà ở mới đã phục hồi, đặc biệt là ở các thành phố từ lâu đã trở thành điểm nóng đối với người mua nhà. Tuy nhiên, sau khi doanh số tăng mạnh, nhu cầu dần hạ nhiệt.
Chen Sheng, chủ tịch China Real Estate Data Academy, cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế mua nhà và thế chấp ở các thành phố hạng nhất có thể sẽ kéo người mua khỏi các khu vực lân cận, ảnh hưởng đến thị trường nhà đất ở những thành phố nhỏ hơn.
Những người trong ngành cho biết thị trường nhà mới ở các thành phố hạng nhất của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu, đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm.
Trong khi đó, các thành phố cấp hai và cấp ba, ngoại trừ một số thành phố điểm nóng, chứng kiến thị trường nhà mới tương đối ảm đạm, với các giao dịch trong quý II có xu hướng giảm nhẹ so với quý đầu tiên.
Chen Xiao từ Trung tâm nghiên cứu dữ liệu bất động sản Zhuge cho biết, với những lời kêu gọi loại bỏ các hạn chế mua nhà đang gia tăng trên toàn quốc, thị trường nên cảnh giác với một số rủi ro nhất định.
Li Yujia, nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu chính sách dân cư của Viện Quy hoạch Quảng Đông, cho biết đề xuất dỡ bỏ các hạn chế mua nhà có thể giải phóng một lượng nhu cầu nhất định, nhưng tác động của bất kỳ quyết định nào như vậy đối với việc phục hồi nhu cầu sẽ không lâu dài.
Li cho biết, xét đến việc các giao dịch mua nhà mới đã được cải thiện so với năm ngoái và với việc lãnh đạo đất nước mong muốn thị trường bất động sản không phục hồi quá nhanh cũng như không hạ nhiệt quá nhiều, thì việc điều chỉnh chính sách không nên quá quyết liệt.
Brodie cho biết từ đầu năm đến nay, hàng trăm chính sách đã được đưa ra trên thị trường nhà ở. Nhiều chính sách trong số này là dành riêng cho từng thành phố cụ thể, nhưng mục tiêu là ổn định thị trường chung.
Các chuyên gia trong ngành đồng ý rằng điều cần thiết hiện tại là sự nhất quán trong các chính sách để thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng bền vững. Họ cho rằng việc nới lỏng quá mức các hạn chế sẽ dẫn đến dòng vốn chảy vào một cách hỗn loạn, trong khi việc thắt chặt quá mức sẽ gây ra sự suy thoái đột ngột. Họ nói rằng điều cần thiết là sự nhất quán trong các chính sách để thúc đẩy tăng trưởng thị trường bền vững.
Brodie của Cushman & Wakefield cho biết sự phục hồi của thị trường nhà ở sẽ phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính phủ và sự phục hồi liên tục của nền kinh tế nói chung trong nửa cuối năm.
Nếu các chính sách được thực thi tốt và tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định, thì nhu cầu ổn định trên thị trường bất động sản nói chung sẽ mang lại sự tăng trưởng bền vững cho thị trường nhà ở.
-
Sự lao dốc của thị trường bất động sản ngăn cản đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc
Sự không chắc chắn của thị trường nhà đất đã khiến đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quý II sau khi phục hồi mạnh mẽ trong quý đầu năm nay.
-
Trung Quốc tiếp tục tung các chính sách mới hỗ trợ thị trường bất động sản
Trung Quốc đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ thị trường bất động sản bằng cách đưa ra các chính sách trợ giúp những doanh nghiệp bất động sản gặp khủng hoảng tiền mặt.
-
Bất động sản Trung Quốc đối mặt thêm “bài toán khó”
Thị trường bất động sản Trung Quốc dường như còn lâu mới phục hồi hoàn toàn khi đã xuất hiện những dấu hiệu mới cho thấy thị trường sắp bước vào giai đoạn “khó khăn mới”.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.