Trong một nhận định mới đây, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng, nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn mạnh mẽ nhờ quá trình đô thị hóa trên cả nước, nguồn dân số đông và nhu cầu cấp thiết về nhà ở tại các thành phố lớn.
Nhiều thách thức
Năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam đã phải trải qua áp lực kinh tế toàn cầu và các thách thức toàn cầu cũng như nội địa. Tình trạng lãi suất cao gieo rắc những bất ổn cho các nhà đầu tư. Lạm phát gia tăng cũng gây áp lực lên chi tiêu hộ gia đình; lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức tồn kho cao, đơn đặt hàng sản xuất giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tăng trưởng chủ chốt của Việt Nam.
Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Cùng với đó, sự chậm trễ trong việc phê duyệt các dự án nhà ở làm trì hoãn việc triển khai đầu tư, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn mạnh mẽ nhờ quá trình đô thị hóa trên cả nước, nguồn dân số đông và nhu cầu cấp thiết về nhà ở ở các thành phố lớn. Những nỗ lực của Chính phủ trong hai năm qua đã đạt tiến triển trong quản lý và giải quyết vấn đề này, xây dựng niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn.
Bất chấp những thách thức trên toàn cầu, thị trường văn phòng tại TP.HCM vẫn duy trì tỷ lệ lấp đầy cao và tốc độ tăng trưởng giá thuê ổn định. Thị trường văn phòng TP.HCM là một trong những điểm sáng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong khi đó, sau một thời gian phục hồi chậm, ngành du lịch năm 2023 đã ghi nhận công suất hoạt động mạnh mẽ với hiệu suất khách sạn ở Hà Nội và TP.HCM trở lại mức trước đại dịch Covid-19.
Giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam
Theo ông Neil MacGregor, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đã giữ được sự bền bỉ cũng như sẵn sàng tận dụng các chính sách và chuyển biến kinh tế tích cực. Hai năm tới được dự kiến sẽ là giai đoạn sôi động của lĩnh vực M&A tại Việt Nam.
“Trong khu vực, lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh, để lại nguồn vốn đầu tư sẵn có đáng kể. Mặc dù lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng và lợi suất tương đối cao của Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2023, Savills Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường tiềm năng này”, ông cho biết.
Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam
Hầu hết các khoản đầu tư đến từ các quốc gia châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản. Những quốc gia này đã là những nhà đầu tư tích cực tại Việt Nam và dự kiến sẽ tăng cường đầu tư trong hai đến ba năm tới, bên cạnh tiềm năng từ các nhà đầu tư Trung Đông. Đặc biệt, ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo cơ sở đầu tư đa dạng và tăng đầu tư vào sản xuất và bất động sản công nghiệp.
Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao kinh nghiệm và kiến thức về thị trường Việt Nam mà các doanh nghiệp trong nước mang đến cho mối quan hệ hợp tác. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước đã cung cấp cơ hội đầu tư lớn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng mở rộng nhanh chóng sau khi bước vào thị trường, đồng thời sử dụng kinh nghiệm và mạng lưới mà đối tác địa phương cung cấp.
Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở khan hiếm, những nhà đầu tư đủ năng lực ra mắt dự án đều có thể khai thác nhu cầu cao của thị trường lúc này, đặc biệt là phân khúc khách hàng tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhận định, thách thức lớn của các nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam lúc này là những trở ngại về thủ tục hành chính, đặc biệt là trong việc giải quyết các khoản phí sử dụng đất. Cùng với đó, các nhà đầu tư hiện nay đang hết sức cẩn trọng về quyền sở hữu pháp lý của dự án, đảm bảo có một lộ trình rõ ràng để dự án được phê duyệt. Việc giải quyết phí sử dụng đất và phê duyệt quy hoạch 1/500 là những yếu tố quan trọng nhất đối với các dự án phát triển nhà ở.
Hiện tại, có ít dự án được phát triển, ít nhiều dẫn đến những khó khăn đối với việc các nhà đầu tư tham gia thị trường. Điều này cũng đã gây ra tình trạng khan hiếm về tín dụng, khi các ngân hàng gặp khó khăn trong việc có được tài sản thế chấp cần thiết để cho vay cho các dự án bất động sản. Những thay đổi trong tiến độ hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng làm tăng sự phức tạp trong việc xác định thời điểm tối ưu cho quá trình phát triển dự án bất động sản.
Ông Neil MacGregor nhận định, cho đến khi có những thay đổi và tiến triển rõ trong việc giải quyết phí sử dụng đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, việc hoàn thành các hoạt động M&A vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
-
Bất động sản nghỉ dưỡng có khả năng “sống lại” vào năm 2024?
Các chuyên gia cùng nhận định rằng dù hoạt động kinh doanh khách sạn vẫn còn gặp nhiều thách thức, tuy nhiên các tín hiệu tích cực về nguồn cầu trong những tháng cuối năm 2023 cùng với chính sách thị thực mới được kỳ vọng là động lực tăng tưởng cho ngành nghỉ dưỡng trong năm 2024.
-
Làn sóng FDI dự báo bùng nổ trở lại vào năm 2025
Thực tế thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024 đang có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên trong bối cảnh chính trị mới, giới chuyên gia đầu ngành dự báo, làn sóng đầu tư sẽ bùng nổ trở lại trong năm 2025, khi các doanh nghiệp FDI đã và đang mở ...
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Điểm tên loạt khu vực có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản tại miền Trung - Tây Nguyên
Theo quy hoạch, nhiều đô thị tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được nâng cấp trở thành đô thị loại 1, loại 2,… Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản các địa phương trong thời gian tới....