Theo Bộ Xây dựng vừa có báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành xây dựng.
Trong báo cáo, Bộ Xây dựng đánh giá thị trường vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn, từ nguy cơ “bong bóng” chuyển sang nguy cơ “suy thoái”. Thị trường thiếu nguồn cung ở các phân khúc, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.
Bên cạnh đó, có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau ôm hàng, làm giá, tạo sóng, thổi giá, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường. Giá bất động sản tăng cao gây khó khăn cho những người mua có nhu cầu ở thực.
Thị trường thiếu nguồn cung ở các phân khúc, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2022 đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển với tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền cao hơn so cùng kỳ năm 2021. Lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ các dự án tổng hợp sơ bộ khoảng 50.000 giao dịch, tương đương cùng kỳ năm 2021; Lượng giao dịch đất nền tổng hợp sơ bộ khoảng 200.000 giao dịch.
Bộ Xây dựng, về cơ bản thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao.
Cụ thể, lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý 3/2022 khoảng 4.123 căn; Số lượng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hoàn thành trong 6 tháng là 13 dự án, với 6.000 căn; số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành trong quý 1/2022 là 232 dự án, với 62.913 ô đất 40; số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai, hoàn thành trong quý 3/2022 là 09 dự án.
Về giá giao dịch, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối quý 2/2022 ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.
Về tồn kho bất động sản, trong quý 3/2022, tổng lượng giao dịch là 51.003 giao dịch, nguồn cung bất động sản có 18.885 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch.
“Qua đánh giá cho thấy trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao”, Bộ Xây dựng đánh giá.
-
Thiếu hụt quỹ đất, nguy cơ bong bóng bất động sản
Việc thiếu hụt quỹ đất tại các thành phố lớn là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bong bóng bất động sản.
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 - những con số ấn tượng
Kết thúc năm 2022, bên cạnh những khó khăn, bức tranh nền kinh tế Việt Nam nhiều gam màu sáng với những con số tăng trưởng ấn tượng. Mức tăng trưởng GDP ước tính trên 8%, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 730 tỷ USD, xuất siêu đạt tới 11,2 t...
-
Khó chồng khó, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng gần 40%
Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 số doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Định vị lại những ngôi sao ngành thép Việt
Thấm đòn từ đại dịch Covid-19, cộng thêm áp lực lạm phát, nguy cơ suy thoái tại nhiều nền kinh tế lớn đã khiến thị trường thép chao đảo. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp thép đầu ngành như Hòa Phát hay Hoa Sen vẫn tranh thủ tìm cách củng cố vị th...