23/08/2011 12:51 AM
Hội thảo “Tác động của thị trường bất động sản lên thị trường tài chính Việt Nam, những khuyến nghị chính sách” do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa tổ chức nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và tránh rủi ro chéo từ thị trường này lên thị trường tài chính và ngược lại.
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, dư nợ bất động sản chiếm 9,94% tổng dư nợ, tương đương khoảng 245.000 tỷ đồng tính đến thời điểm 30.6.2011. Sự bất ổn của thị trường bất động sản khiến nợ bất động sản tại các ngân hàng có nhiều nguy cơ trở thành nợ xấu. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi với CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ GIÁ, BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN TIẾN THỎA để bàn về chuyện nên hay chưa nên giải cứu thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản chưa thể vỡ

Ảnh minh họa.

Việc siết chặt tín dụng đối với thị trường bất động sản trong thời gian qua, đã khiến thị trường này có dấu hiệu kêu cứu. Quan điểm của Cục trưởng về vấn đề này như thế nào?


Hiện nay chúng ta cứ lo sợ bất động sản có vấn đề. Thế nhưng điều cần làm hiện nay là không nên nới tín dụng cho bất động sản. Cũng có ý kiến là nên nới, nhưng nếu nới thì thị trường sẽ rơi vào ai? Liệu có phải chúng ta cứu toàn bộ thị trường bất động sản không? Đấy là điểm cần chú ý. Tất nhiên, chúng ta siết thị trường tín dụng và thị trường bất động sản nhưng siết vào những chỗ đầu cơ; còn nên để cho những dự án nhà ở cho những người thu nhập thấp, những dự án mà kinh doanh bình thường bảo đảm lượng cung ra thị trường cho những người có nhu cầu thực sự. Chúng ta khống chế là khống chế đầu cơ; còn vẫn phải có một lượng nhất định để thị trường bất động sản hoạt động bình thường và tránh đổ bể.


Nhưng cơ quan quản lý rất khó có thể phân biệt được đâu là chỗ đầu cơ và đâu là chỗ đầu tư thực sự?


Tôi thì cho rằng việc đó cũng không khó lắm. Bởi tất cả các khoản vay của các đại gia đều có hồ sơ khi thực hiện vay vốn. Tất cả các Ngân hàng, khi cho vay chỉ cần bỏ công sức ra, đi kiểm soát thực tế thì sẽ đánh giá ngay được tình hình thị trường bất động sản đang tiến triển như thế nào, đang nằm đấy, đang khóa cửa để đấy hay đang thực sự đi vào tiêu dùng.


Thực tế, xét về mặt giá chẳng hạn, có ý kiến cho rằng giá bất động sản hiện nay quá cao và chưa cần thiết phải cứu thị trường bất động sản?


Chúng ta phải giảm tổng cầu, trong đó có lĩnh vực bất động sản - là quan điểm hoàn toàn đúng để giá thị trường bất động sản về mức có thể chấp nhận được, phù hợp với nền kinh tế và phù hợp với mức thu nhập. Đúng, hiện nay giá đang quá cao. Cũng không vội vàng cứu. Lúc này, nếu cứu thì cứu các đại gia, thì cũng không cần thiết.


Theo Cục trưởng, sự giảm giá bất động sản đã xảy ra trên quy mô rộng chưa? Và đã đến lúc mà chúng ta cần cứu chưa? Xét về giá, thì đến mức giá nào chúng ta cần phải cứu là hợp lý?


Hiện nay, nếu quan sát thị trường bất động sản thì phải phân khúc ra. Nếu nói toàn bộ mặt bằng thị trường bất động sản xuống hết thì cũng không phải. Có rất nhiều dự án đang chịu sức ép về vốn, sức ép của việc vay vốn, sức ép của đầu vào, sức ép lãi suất cao đến hạn phải trả... thì buộc người ta phải có cách xử lý tăng cung ra thị trường để có nguồn lực trả nợ hoặc đáo hạn đối với ngân hàng - thì giá bất động sản đang xuống. Và tâm lý của người tiêu dùng là chờ giá tiếp tục xuống. Nhưng những bất động sản ở trong dân - tốc độ cũng có giảm, hoặc chững lại chứ không phải giảm đến mức đáng lo ngại. Tôi cho rằng chưa đến mức vỡ thị trường bất động sản. Bởi vì từ năm ngoái đến năm nay thì giá thị trường bất động sản đã tăng gấp


Xin cám ơn Cục trưởng!

Theo Đức Thành (Đại biểu nhân dân)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.