12/02/2012 3:21 PM
Thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, hết năm 2011 cả nước có 8.591 chợ truyền thống, 97% số đó đã thực hiện đúng chức năng và hoạt động có hiệu quả. Cả nước cũng có khoảng 615 siêu thị; 102 trung tâm thương mại và hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi, tập trung ở các thành phố lớn, các địa phương có khu công nghiệp.

Kết quả đánh giá xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu của A.T.Kearney’s năm 2011 cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã tuột dốc từ vị trí số 1/30 năm 2008 xuống đứng thứ 23 vào năm 2011, trong bối cảnh một số thị trường đang phát triển mạnh mẽ và thay đổi cán cân quyền lực như Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Và Ấn Độ được dự báo sẽ tăng nhanh hơn Trung Quốc trong thời gian dài. Theo kết quả này, Việt Nam đã "đánh mất” ngôi vị số 1 về sự phát triển cũng như tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ cho Brazil. Và nguyên nhân được các chuyên gia A.T.Kearney’s cho rằng, do sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, chi phí thuê mặt bằng quá cao và hệ thống phân phối kém phát triển. Đây thực sự là những rào cản không chỉ đối với các nhà bán lẻ nước ngoài khi đến thị trường Việt Nam, mà còn là rào cản đối với những doanh nghiệp trong nước.

Theo nhận định của hầu hết các công ty kinh doanh bất động sản, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội gia nhập vào thị trường Việt Nam như: Tập đoàn Aeon của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc phát triển mạng lưới bán lẻ với nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm và trung tâm thương mại tổng hợp; Lotte và Emart đến từ Hàn Quốc cũng đang đầu tư phát triển quy mô kinh doanh của mình hay Tập đoàn ECC của Hà Lan đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù vậy, thách thức từ kinh tế còn khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu buộc các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ đứng trước sự lựa chọn thận trọng.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.opmart cho rằng: Năm 2012, nhu cầu mua hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng thường xuyên an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm... sẽ càng cao hơn. Nên chính là cơ hội cho các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh thực phẩm phát triển mạnh, nhưng sức mua cũng là yếu tố tác động không nhỏ. "Trong năm nay, Co.opmart sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc mở thêm điểm bán”, ông Nhân cho biết. Tuy nhiên, theo thống kê doanh số bán lẻ năm 2011 giảm mạnh dẫn đến việc không chỉ các nhà bán lẻ nước ngoài thu hẹp mặt bằng kinh doanh như Metro, Lotte, BigC... mà cả các nhà bán lẻ trong nước.

Năm 2012, thị trường bất động sản nói chung cũng như mặt bằng bán lẻ được dự báo vẫn chưa có khả năng phục hồi. Vì thế để thu hút đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, cần có những chính sách ưu đãi về giá thuê cũng như chương trình khuyến mãi để thu hút khách thuê.

Hiện tại, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm lĩnh thị trường nhưng theo định hướng phát triển dài hạn của Việt Nam thì kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 40% thị phần trên cả nước. Và thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt quy mô 113 tỷ USD và dân số lên tới gần 88,9 triệu người trong năm 2012.

Theo Phương Linh (Đại đoàn kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.