Hong Kong luôn là một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới trong nhiều năm qua, đặc biệt, vịnh Causeway đã đứng số 1 trên toàn cầu về giá trị cho thuê mặt bằng bán lẻ trong 2 gần đây. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá thuê tại đây đã giảm tới 43%.
“Sự đa dạng về quyền sở hữu là điểm khác biệt giữa những khu vực trong thời gian vừa qua. Trong tương lai, với việc ngành du lịch quốc tế có thể được mở cửa trở lại vào cuối năm 2021, kết hợp với sự phục hồi của nền kinh tế, chúng tôi kỳ vọng hiệu suất cho thuê của ngành bán lẻ sẽ phục hồi”, ông Kevin Lam, trưởng bộ phận bán lẻ của Cushman & Wakefield tại Hong Kong chia sẻ.
Trong số các thị trường lớn tại châu Á, lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc là nơi chịu thiệt hại ít nhất, với mức giảm trung bình chỉ 5%. Ông Keith Chan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường tại Cushman & Wakefiled cho biết: “Mặc dù chịu tổn thất nặng nề, Hong Kong vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành bán lẻ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm vừa qua. Điều này phản ánh giá thuê mặt bằng tại Hong Kong là rất cao, bất chấp đã có sự sụt giảm mạnh vì đại dịch Covid-19. Đứng sau Hong Kong lần lượt là Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc”.
“Các yếu tố chính tác động đến thị trường bất động sản trên toàn cầu trong năm vừa qua lần lượt là việc đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội và làm việc tại nhà. Trong khi đó, các quốc gia tại châu Á đã kiểm soát đại dịch tương đối tốt khiến họ không chịu quá nhiều ảnh hưởng. Trên thực tế, các thành phố lớn như Hong Kong, Tokyo, Sydney, Seoul, Osaka,… vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh”, Tiến sĩ Dominic Brown, trưởng bộ phân phân tích của Cushman & Wakefield khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lưu ý.
Xu hướng bán lẻ tại Châu Á
Chủ nghĩa địa phương lớn mạnh - Người mua sắm đã ủng hộ nhiều hơn các doanh nghiệp địa phương để giúp họ tồn tại qua đại dịch. Trong một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2020 với 8.000 người tiêu dùng do Rakuten Advertising thực hiện, 50% trong số đó trả lời rằng họ đã mua nhiều sản phẩm từ các doanh nghiệp địa phương hơn trước đây. Ngoài ra, xu hướng mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng ở Châu Á không phát triển như những quốc gia phương Tây.
Sự phát triển của thương mại điện tử - Lĩnh vực thương mại điện tử đã chứng kiến sự bùng nổ trong suốt năm vừa qua và đe dọa lớn tới vị thế của lĩnh vực bán lẻ truyền thống. Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sự phát triển của lĩnh vực này là điều không quá ngạc nhiên. Với giá trị vốn hóa thị trường rơi vào khoảng 2,5 nghìn tỷ USD, khu vực châu Á chiếm tới 64% thị phần thương mại điện tử toàn cầu (tổng giá trị vốn hóa của lĩnh vực thương mại điện tử trên toàn cầu là 3,9 nghìn tỷ USD).
Theo Bain & Company, một công ty tư vấn tài chính có trụ sở tại Mỹ, đại dịch cũng đã làm thay đổi thói quen mua hàng xa xỉ của người tiêu dùng. Tỷ lệ mua hàng xa xỉ trực tuyến tăng từ 12% trong năm 2019 lên 23% trong năm 2020. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết liệu đây có phải là một sự thay đổi tạm thời hay sẽ là xu hướng lâu dài. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ trực tuyến. Trước đây, trong khi tầng lớp thượng lưu thường có sở thích mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng để tận hưởng dịch vụ chất lượng cao đi kèm, thì sự xuất hiện ngày càng nhiều của những kênh tiếp thị sẽ có tác độnglớn đến sự phát triển của lĩnh vực hàng xa xỉ.
Tương lai của lĩnh vực bán lẻ
Lĩnh vực bán lẻ đang phải đối mặt với một số sự thay đổi cũng như chuyển sang một bước khác trong chu kỳ bất động sản. Các chuyên gia vẫn chưa thể tính toán chính xác tác động mà đại dịch Covid-19 gây ra cho lĩnh vực này. Những vấn đề như vậy đã có tác động không cân xứng đến nhiều thị trường tại khu vực châu Á. Khả năng phục hồi của ngành bán lẻ chịu tác động lớn từ việc liệu ngành du lịch có sớm được mở cửa trở lại hay không. Mặc dù vậy, điều này không đồng nghĩa là bán lẻ sẽ mất vị thế của mình trên thị trường bất động sản. Một vài tin tức tích cực trong việc sản xuất vắc-xin phòng chống dịch bệnh gần đây đã đem lại những dấu hiệu mới cho phân khúc bán lẻ.
Đối với ngành bán lẻ, trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là chi tiêu của người tiêu dùng sẽ có sự phân hóa lớn hơn. Trước đây, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bán lẻ hàng xa xỉ trên toàn cầu nhìn chung đã có sự phục hồi trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng.
Bất chấp việc đối mặt với những sự khó khăn ở thời điểm hiện tại, vẫn có nhiều cơ hội trong dài hạn đối với các nhà đầu tư. Trong thập kỷ tới, nền kinh tế khu vực Châu Á sẽ tiếp tục vượt xa phần còn lại của thế giới với mức tăng trưởng kỳ vọng đạt 40%. Tầng lớp trung lưu được dự báo sẽ tăng hơn 1,5 tỷ người so với cùng kỳ. Những thông tin này, cùng với thực tế là nhiều thị trường trong khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, vẫn chưa thực sự thay đổi cấu trúc sẽ đem lại nhiều lợi thế giúp phân khúc bán lẻ sớm hồi phục.
-
CafeLand - Cũng giống như các con sông của Brazil cung cấp năng lượng thủy điện và các đứt gãy trong vỏ trái đất cung cấp cho Indonesia năng lượng địa nhiệt, Việt Nam kỳ vọng nguồn ánh nắng dồi dào và bờ biển nông sẽ cung cấp năng lượng sạch để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bài viết mới trên thời báo tài chính Financial Times nhận định.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.