Cầu Rạch Miễu 2 mới chỉ đạt khoảng 28% khối lượng xây dựng sau 1 năm thi công (ảnh: Báo Đầu Tư)
Trong văn bản trình lên Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2 được phê duyệt chủ trương đầu tư tổng kinh phí hơn 5.175 tỉ đồng. Cơ cấu chi phí bao gồm: 3.000 tỉ đồng phục vụ công tác thi công xây dựng và thiết bị; 1.279 tỉ đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 303 tỉ đồng là chi phí quản lý dự án, tư vấn và 562 tỉ đồng là chi phí dự phòng.
Khởi công từ tháng 3/2022, đến nay toàn dự án mới chỉ đạt 25,5% khối lượng thi công so với hợp đồng đã ký. Công tác GPMB được tách thành tiểu dự án riêng và giao cho các địa phương triển khai thực hiện, tỉnh Tiền Giang mới chỉ bàn giao hơn 49% mặt bằng cần thiết và; Tỉnh Bến Tre bàn giao gần 97% diện tích cần thu hồi.
Quá trình triển khai thực tế, các cơ quan phụ trách cho thấy, kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có biến động lớn làm tăng hơn 1.964 tỉ đồng, dẫn đến vượt tổng mức đầu tư được duyệt của dự án. Trong đó, địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng hơn 1.479 tỉ đồng; địa bàn tỉnh Bến Tre tăng gần 485 tỉ đồng.
Nguyên nhân tăng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chủ yếu do biến động về đơn giá bồi thường tại thời điểm thu hồi đất so với dự kiến. Ngoài ra, quá trình thi công nền đất cũng gặp nhiều khó khăn do địa chất phức tạp.
Từ đó chủ đầu tư kiến nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án cầu Rạch Miễu 2 lên hơn 6.810 tỉ đồng (tăng hơn 1.600 tỉ đồng, sử dụng ngân sách Nhà nước). Đồng thời đơn vị cũng kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2026 thay vì năm 2025 như phương án được duyệt trước đó.
Sau khi xem xét, Bộ GTVT cho rằng các nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án là yếu tố khách quan, ngoài dự kiến nên theo quy định của Luật Xây dựng nên chấp thuận cho phép điều chỉnh dự án đầu tư.
Dự án cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài khoảng dài 17,6 km, trong đó phần cầu chính dài vượt sông Tiền có kết cấu dây văng, dài gần 2km, phục vụ 4 làn xe. Dự án có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa Quốc lộ 1 với đường tỉnh 870) thuộc địa phần huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối dự án giao Quốc lộ 60, thuộc địa phận thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
-
Đồng Nai gửi văn bản đề xuất TP.HCM xây cầu Cát Lát trước năm 2025
UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có văn bản gửi TP.HCM đề xuất xây dựng cầu Cát Lái kết nối huyện Nhơn Trạch với TP.Thủ Đức trong gian đoạn 2021 – 2025 thay vì phương án triển khai sau năm 2030 như TP.HCM đưa ra trước đó.
-
Cận cảnh cây cầu trên đường huyết mạch nối TP HCM - Long An trước ngày thông xe
Trải qua hơn 22 năm đằng đẵng triển khai và xây dựng, công trình cầu Long Kiểng qua huyện Nhà Bè (TP.HCM) đã hoàn thành các hạng mục chính, sẵn sàng cho dịp thông xe ít ngày tới đây.
-
Cầu Mỹ Thuận 2 tiến độ đạt 92%, hợp long vào tháng 10/2023
Sau hơn 3 năm thi công, cầu Mỹ Thuận 2 lên kế hoạch hợp long vào tháng 10 tới đây và sẽ về địch trong năm 2023, kết nối 2 tỉnh Tiền Giang – Vĩnh Long cũng như thông tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ.
-
Một công ty xây dựng trúng thầu xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre
Ngày 29/11/2024, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bến Tre đã công bố Công ty CP Kỹ thuật và Xây dựng Handong trúng Gói thầu Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre....
-
Từ 5/11/2024, Bến Tre áp dụng quy định mới về tách thửa đất
Ngày 24/10/2024, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Quyết định 45/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất, diện tích tối thiểu được tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bến Tre....
-
Bến Tre trao quyết định đầu tư 3 dự án khu đô thị hơn 5.500 tỷ
UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2024. Tại hội nghị, UBND tỉnh Bến Tre đã trao 6 quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư 6 dự án trên địa bàn, với tổng mức đầu tư hơn 7.985 tỉ đồng....