Mức tăng trưởng nói trên đươc thúc dẩy bởi hoạt động di cư từ nông thôn ra thành thị, gia tăng dân số và thu nhập cao hơn ở các nước đang phát triển tại các khu vực Châu Á/Thái Bình Dương và Châu Phi/Trung Đông. Kết quả là, nhu cầu đối với căn hộ chung cư tại đô thị tăng vọt. Một nguyên nhân nữa là những nỗ lực không ngừng của chính phủ để thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội, từ đó giảm số lượng người dân sống trong những ngôi nhà không chính thức và không đạt tiêu chuẩn.
Số lượng dự án chung cư tăng vọt
Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn thị trường nhà đất ở nhiều quốc gia. Sự đi lại của người dân giảm và các nền kinh tế đóng cửa đã làm ngưng trệ hoạt động xây dựng và bán nhà ở nhiều khu vực. Đồng thời, người dân cũng muốn mua những ngôi nhà lớn hơn, dành cho một gia đình và cách xa trung tâm đô thị để tránh những nơi quá đông đúc.
Khi đại dịch lắng xuống và các chính sách của chính phủ và doanh nghiệp được nới lỏng, việc xây dựng các chung cư mới sẽ vượt xa nhà ở dành cho một gia đình. Nhà chung cư thường có giá phải chăng hơn, đặc biệt là đối với những người sống ở khu vực đông đúc và cần tiếp cận với phương tiện giao thông công cộng.
Thị trường chung cư cũng được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố thuận lợi, bao gồm hoạt động di cư từ các vùng nông thôn ở các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Brazil và Nigeria; những nỗ lực của chính phủ để giảm số lượng người sống trong các căn nhà không đạt chuẩn; và lãi suất tăng và giá nhà cao khiến nhà thổ cư trở nên quá tầm với với nhiều người, đặc biệt là ở các quốc gia nơi người mua thường phải vay ngân hàng để đủ tiền mua nhà.
Nhà thổ cư chiếm 63% tổng nguồn cung nhà ở toàn cầu vào năm 2021 và là loại nhà ở phổ biến nhất ở khu vực nông thôn. Như vậy, những khu vực có phần lớn dân số sống ở nông thôn - chẳng hạn như Châu Á/Thái Bình Dương và Châu Phi/Trung Đông - có tỷ lệ nhà thổ cư cao.
Các quốc gia công nghiệp hóa có mật độ dân số trên mỗi km2 thấp (ví dụ: Úc, Canada và Hoa Kỳ) cũng có xu hướng sở hữu các căn nhà thổ cư với diện tích lớn hơn, vì mật độ dân số thấp hơn thường làm cho đất đai rẻ hơn và sẵn có hơn, ngay cả ở thành thị.
Ngược lại, cả Tây và Đông Âu đều có tỷ lệ nhà chung cư cao. Ở Tây Âu, mật độ dân số nhìn chung cao hơn ở Úc, Canada và Mỹ, mặc dù mức độ giàu có tương tự nhau và các chung cư là nơi ở của nhiều người nhưng chỉ sử dụng hạn chế diện tích đất tương đối đắt đỏ. Ở Đông Âu, các chính sách xây dựng tập trung dẫn đến một lượng lớn nhà chung cư, nhiều trong số đó được xây dựng trong thập kỷ đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Các lực cản vẫn còn
Việc phát triển nhà ở mới bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có tốc độ tăng trưởng chậm ở Bắc Mỹ và Tây Âu do chi phí xây dựng cao, lãi suất thế chấp tăng, thời gian thực hiện các dự án kéo dài do thiếu lao động và dân số già đi. Bên cạnh đó là sự suy giảm ở Trung Quốc, thị trường nhà ở lớn nhất thế giới xuất phát từ tình trạng giảm dân số, vỡ nợ của các nhà phát triển lớn, cũng như nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định thị trường và ngăn chặn bong bóng nhà ở.
Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận sự sụt giảm trong hoạt động xây dựng vào năm 2020 do đại dịch, nhưng ngành này đã phục hồi vào năm 2021. Tuy nhiên, vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng chậm lại đáng kể do tình trạng thiếu nguyên liệu và lạm phát cao, làm tăng chi phí mua nhà đối với tất cả những người mua sử dụng đòn bẩy và cả chủ đầu tư. Những bất ổn kinh tế khác như cuộc xung đột Nga-Ukraine đang kìm hãm thị trường nhà đất ở nhiều khu vực do người mua trì hoãn đầu tư để chờ tình hình ổn định.
Bên cạnh đó, quy trình cấp phép xây dựng phức tạp và nỗ lực của chính phủ nhằm giảm đầu cơ bất động sản ở những nơi như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ hạn chế tăng trưởng nhà ở mới. Mặc dù thị trường toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021, nhưng số lượng nhà ở mới dự kiến sẽ không vượt qua mức của năm 2019 cho đến cuối năm 2023.
-
4 chiến lược giải quyết khủng hoảng thiếu nhà ở giá rẻ
Người nghèo và tầng lớp trung lưu châu Á đang gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà ở giá rẻ. Tuy nhiên, có một số chiến lược cơ bản mà các thành phố trong khu vực có thể thực hiện để cải thiện tình hình.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....