Thiếu khung pháp lý về tài sản số
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển nhanh chóng, tài sản số và tín chỉ carbon nổi lên không chỉ như những công cụ kinh doanh mới, mà còn là những tài sản có giá trị kinh tế to lớn. Tuy nhiên, khung pháp lý dành cho tài sản số và tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.
Tại Hội thảo "Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay" diễn ra ngày 28.4, TS Lê Thị Giang (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành mới chỉ xác định tài sản theo cách liệt kê mà chưa có sự mở rộng để bao gồm tài sản số hay tín chỉ carbon. Vì vậy, tài sản số tuy giao dịch phổ biến, song vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý để trở thành tài sản bảo đảm trong các giao dịch tín dụng ngân hàng.
Chuyên gia cho rằng sự thiếu vắng khung pháp lý không chỉ khiến các ngân hàng e dè trong việc nhận tài sản số làm bảo đảm, mà còn gây khó khăn cho việc xác định giá trị, xử lý tài sản khi phát sinh rủi ro.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng tài sản số nói riêng, tài sản vô hình nói chung ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Tuỵ nhiên, cho đến cuối tháng 4.2025, pháp luật vẫn chưa có giải thích thế nào là tài sản số.
Điều 8, Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số năm 2025 giải thích: “Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối, mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan”.
Còn tại Thông tư số 37/2024/TT-BTC ngày 16.5.2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành “Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định tài sản vô hình”, giải thích: “Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt”.
Như vậy, theo ông Đức, tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại) không phải là tài sản vô hình. Tuy nhiên tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương hay do cá nhân, pháp nhân thương mại phát hành (tiền mã hóa, không phải là tiền theo khái niệm của Bộ luật Dân sự và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) thì lại là tài sản vô hình.
“Là một loại tài sản nói chung, quyền tài sản nói riêng, tài sản số hay tài sản vô hình, đương nhiên cũng được ngân hàng nhận thế chấp theo quy định chung. Người thế chấp sẽ là người sở hữu tài sản số được xác lập quyền sở hữu dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển quyền sở hữu hay được thừa kế theo quy định tại Điều 221 về “Căn cứ xác lập quyền sở hữu”, Bộ luật Dân sự năm 2015”, ông Đức nêu quan điểm.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI
Theo ông Đức, nhận thế chấp tài sản số và tài sản vô hình thì việc quản lý cũng bằng công nghệ, kỹ thuật và không mất nhiều chi phí cho kho tàng, bến bãi, bảo quản, xử lý lý tài sản. Tuy nhiên, rủi ro đối với loại tài sản này cũng rất lớn, vì yêu cầu trình độ chuyên môn cao, khó định giá, khó phát mại.
Ví dụ, trong lúc pháp lý chưa rõ ràng, nếu nhận thế chấp tài sản số thì chi phối, quản lý và định đoạt (bán) tài sản thế nào? Hoặc nếu nhận thế chấp tài sản số bằng việc chuyển giao quản lý mật khẩu, mà quên hoặc bị mất mật khẩu thì gần như đồng nghĩa với việc mất tài sản thế chấp…
Kinh nghiệm quốc tế nào cho Việt Nam?
TS Giacomo Merell, Chủ tịch Hội đồng Thúc đẩy Kinh doanh tài sản kỹ thuật số Antigua & Barbuda, dẫn chứng về trường hợp Thụy Sĩ cho phép tài sản kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum được sử dụng làm tài sản thế chấp tại Sở Giao dịch Chứng khoán SIX.
Cụ thể, hồi tháng 2, SIX ra mắt dịch vụ Digital Collateral Service, cho phép các tổ chức sử dụng tiền mã hóa (BTC, ETH) làm tài sản thế chấp cùng với chứng khoán truyền thống.
Các ngân hàng như Bitcoin Suisse cung cấp khoản vay thế chấp bằng crypto. Khách hàng có thể dùng nhiều loại tài sản mã hóa (BTC, ETH, DOT, USDC...) làm thế chấp cho khoản vay bằng tiền pháp định, với tài sản được lưu trữ an toàn trong ví lạnh. Điều này phản ánh khả năng quản lý lưu ký và rủi ro crypto mạnh mẽ của Thụy Sĩ.
Việt Nam có lượng người nắm giữ và giao dịch tiền ảo thuộc nhóm cao nhất thế giới
Tương tự, Singapore thông qua Luật Dịch vụ thanh toán (PSA) từ năm 2019, đã thiết lập hành lang pháp lý minh bạch cho các sàn giao dịch và nhà cung cấp dịch vụ lưu ký tài sản số. Không dừng lại ở đó, Singapore còn công nhận token kỹ thuật số là tài sản có thể dùng để thế chấp, mở đường cho hàng loạt sản phẩm tài chính mới ra đời.
Còn Malta, với tham vọng trở thành "đảo blockchain", cũng đã tiên phong trong việc ban hành Luật Tài sản tài chính ảo, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình token hóa các khoản nợ tài chính; nghiên cứu cấp phép cho các ngân hàng crypto và các dịch vụ đổi mới khác…
TS Giacomo Merello nhận định khoảng 17 triệu người Việt nắm giữ tài sản kỹ thuật số với giá trị thị trường hơn 100 tỉ USD, cho thấy nhu cầu nội địa rất mạnh.
"Chỉ khi hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và cập nhật kịp thời với xu thế công nghệ, thì mới có thể khai thác tối đa tiềm năng của tài sản số và tín chỉ carbon trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời kiểm soát được các rủi ro liên quan", TS Giacomo Merello nói.
Các chuyên gia phát biểu tại hội thảo
TS Lê Thị Giang cũng cho rằng cần xác lập rõ ràng địa vị pháp lý của tài sản số và tín chỉ carbon trong Bộ luật Dân sự. Việc bổ sung khái niệm tài sản số vào luật sẽ tạo tiền đề cho việc thừa nhận chúng là đối tượng của các giao dịch bảo đảm, thay vì chỉ nằm trong phạm vi các tài sản truyền thống như hiện nay.
Bà Giang cũng đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 21/2021/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Theo đó, quy định chi tiết phương thức thế chấp, ký quỹ tài sản số và tín chỉ carbon, đồng thời hướng dẫn quy trình lưu giữ, định giá và xử lý các tài sản này.
Ngoài ra, cần xây dựng bộ quy chuẩn riêng về định giá tài sản số, tín chỉ carbon trong giao dịch tín dụng, bởi lẽ, do tính chất biến động cao, việc định giá tài sản số khác biệt rất lớn so với tài sản vật lý thông thường. Do đó, cần có các tổ chức định giá độc lập, được cấp phép chuyên môn sâu về tài sản số và tài chính xanh.
-
Thế chấp khoản vay bằng tài sản số: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, tài sản số đã trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu. Từ tiền mã hóa cho đến token chứng khoán và NFT, các loại tài sản này không chỉ mở ra cơ hội đầu tư mới mà còn thay đổi cách thức giao dịch, thanh toán và thậm chí là vay vốn. Một trong những xu hướng nổi bật hiện nay là thế chấp khoản vay bằng tài sản số, đặc biệt thông qua các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi).
-
Công ty TNHH Thành phố Aqua rút 13 lô đất khỏi tài sản thế chấp trái phiếu
Công ty TNHH Thành phố Aqua vừa công bố thông tin về việc rút 13 quyền sử dụng đất khỏi tài sản bảo đảm cho bốn lô trái phiếu đang lưu hành. Động thái này được thực hiện sau khi các trái chủ thống nhất thông qua nghị quyết liên quan trong tháng 4/2025.
-
Agribank tìm người mua đất đai, nhà xưởng thế chấp của các công ty thép
Nhiều khoản nợ xấu lên tới hàng trăm tỷ đồng, có tài sản thế chấp là đất đai, nhà xưởng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sắt, thép, gang và các cấu kiện kim loại vừa được Agribank đưa ra đấu giá.








-
BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.
-
Mỹ mời đoàn công tác Việt Nam họp: Tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan
Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết có nhiều tín hiệu tích cực trong đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Hiện Văn phòng Thương mại Mỹ đã mời đoàn công tác liên ngành của Việt Nam sang họp khởi...
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán
Ngày 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.