Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT sáng 17/12. Ảnh: VGP.
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ cũng trao đổi, thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau; phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước có thể giao thoa, chồng chéo giữa hai bộ, ngành nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt về kết cấu hạ tầng nông thôn, quản lý tài nguyên nước, phòng chống thiên tai…
Đồng thời các đại biểu cũng thảo luận, cho ý kiến về tên gọi dự kiến của bộ mới sau khi hợp nhất; phương án bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về bộ máy, tổ chức, hoạt động của bộ mới từ Trung ương đến địa phương.
Phát biểu ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao tinh thần chủ động, khẩn trương của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW trong quá trình xây dựng phương án hợp nhất.
Việc này nhằm giảm chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn hay bỏ sót nhiệm vụ quản lý nhà nước; đồng thời tổ chức bộ máy khoa học, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong tình hình mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo 2 Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, quán triệt tinh thần "một người có thể làm nhiều việc, một việc không giao cho hai người", "nhiệm vụ nào, tổ chức đó", bảo đảm quản lý thống nhất, xuyên suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả… khẩn trương hoàn thiện phương án hợp nhất giữa hai bộ trước khi trình cấp thẩm quyền.
-
Hợp nhất Bộ Xây dựng, Bộ GTVT để hình thành bộ mới mạnh hơn
Nêu rõ yêu cầu “hợp nhất không mang tính cơ học, hợp sức để mạnh hơn”, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo hai Bộ tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ dựa trên sứ mệnh đặt ra cho bộ mới.








-
Hà Nội vận hành chính quyền hai cấp: Kỳ vọng mới từ cải cách thủ tục đất đai
Mô hình chính quyền hai cấp tại Hà Nội không chỉ thay đổi về tổ chức, mà còn là động lực cải cách thủ tục đất đai từ cơ sở. Những ngày đầu triển khai tại các phường mới cho thấy sự chủ động của người dân và quyết tâm từ bộ máy chính quyền....
-
Đường 5.000 tỷ sắp hình thành ở cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội: Ai hưởng lợi nhiều nhất?
Dự án tuyến đường hơn 5.000 tỷ đồng nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên không chỉ tạo cú hích hạ tầng quan trọng cho khu vực Đông Bắc Thủ đô, mà còn hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích vượt trội về kết nối vùng, phát triển bất động sản và dịc...
-
Một phân khúc dù giao dịch có giảm nhưng giá vẫn tăng
Trong khi thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình phục hồi, phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH) lại cho thấy một nghịch lý đáng chú ý: giao dịch sụt giảm rõ rệt nhưng giá bán vẫn tiếp tục leo thang, thậm chí tiệm cận các dự án thương mại....