Vạch nguyên nhân làm tăng giá gói thầu tư vấn hơn 6,5 triệu Euro
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã tiến hành thanh tra, xác minh làm rõ 5 nội dung tố cáo có liên quan đến dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội.
Kết quả thanh tra về việc điều chỉnh hợp đồng trọn gói tăng thêm hơn 6,5 triệu Euro, TTCP đánh giá: Trong nội dung của hợp đồng trọn gói đã có sự bất cập, thiếu sót, nhiều nội dung không rõ ràng, dẫn đến việc hiểu khác nhau giữa các bên.
Ngoài ra, đây là dự án có quy mô lớn và phức tạp đầu tiên áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài vào Việt Nam, nhưng hợp đồng chỉ xác định thời gian 25 tháng; với tổng giá trị 10.613.852 Euro là không khả thi, khó đáp ứng và chưa lường hết được các yêu cầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này…
Theo TTCP, qua rà soát các nguyên nhân cho thấy, việc điều chỉnh tăng giá hợp đồng tư vấn (hợp đồng trọn gói) bao gồm phần chi phí ngoài phạm vi nhiệm vụ; phần chi phí thuộc các trường hợp bất khả kháng theo quy định và phần chi phí trong phạm vi nhiệm vụ, nhưng khi lập, thẩm định và phê duyệt dự toán điều chỉnh bổ sung chủ đầu tư và các cơ quan chức năng đã không xác định cụ thể các khoản chi phí này.
Mặt khác, quá trình thương thảo điều chỉnh hợp đồng tư vấn chủ đầu tư không làm rõ trách nhiệm của Tư vấn Systra trong việc chậm trễ để xác định chi phí và giảm trừ khi lập dự toán bổ sung.
“Để xảy ra việc chậm trễ kéo dài trong quá trình thực hiện các công việc của dự án dẫn đến làm tăng chi phí, trách nhiệm thuộc lãnh đạo của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội qua các thời kỳ, các đơn vị thuộc MRB và tập thể, cá nhân có liên quan và các cơ quan, tổ chức và các đơn vị tư vấn cùng các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư” – TTCP kết luận.
Có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại một số gói thầu
Cùng với việc chỉ ra những bất cập dẫn đến phải điều chỉnh giá hợp đồng tư vấn trọn gói nêu trên, TTCP cũng xác định một số nội dung tố cáo là có cơ sở gồm: Việc thực hiện gói thầu về rà phá bom mìn, vật nổ đoạn cầu cạn và khu vực depot của nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô; nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 1, đoạn tuyến trên cao; nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, hầm và các ga ngầm.
Tại nội dung tố cáo việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu số 3, hầm và các ga ngầm, TTCP đã đưa ra cảnh báo: “Việc chậm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công theo hợp đồng, dẫn đến nhà thầu phải điều chỉnh kế hoạch triển khai theo hợp đồng đã ký, do đó Nhà thầu đã yêu cầu bổ sung khoản kinh phí cho việc này khoảng 40 triệu USD, nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước; Vi phạm Khoản 3, Điều 64 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH23”.
Về nội dung tố cáo có dấu hiệu trù dập, loại bỏ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí thông qua công tác cán bộ; không bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định của pháp luật của ông Lương Xuân Bình (nguyên Phó trưởng ban Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội), TTCP cũng đánh giá là có cơ sở.
TTCP xác định, trước khi ông Bình có đơn tố cáo, ông Bình đã có một số báo cáo về những sai phạm của MRB lên Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ủy ban kiểm tra Thành ủy đã tổ chức giám sát, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã giao Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội thành lập Đoàn thanh tra để xem xét nhưng ông Bình không nhất trí và tiếp tục có đơn gửi lên các cơ quan Trung ương tố cáo về các sai phạm của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội.
Mặt khác, trong quá trình công tác ở vị trí Phó Trưởng ban, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội, ông Bình không bị kỷ luật gì và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, nguyên nhân không được bố nhiệm lại là khi lấy phiếu tín nhiệm trong hội nghị cán bộ viên chức, ông Bình không đạt tỷ lệ số phiếu cần thiết. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm của tập thể Đảng ủy Ban và Lãnh đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội thì ông Bình đạt số phiếu.
Vì những lẽ trên, TTCP đề nghị Thành ủy Hà Nội xem xét lại quá trình công tác của ông Bình, trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi cho ông Bình, không đế tình trạng khiếu kiện kéo dài.
-
Hà Nội phân định quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông thế nào?
Theo Metro Hà Nội, UBND TP. Hà Nội vừa giao trách nhiệm từng đơn vị để cụ thể để quản lý tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông...
-
Dự án nào sẽ hưởng lợi khi tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vận hành
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang trong những giai đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, những dự án bất động sản xung quanh tuyến metro đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách hàng và nhà đầu tư....
-
TP.HCM sẽ phát triển 11 đô thị nén dọc metro, Vành đai 3: Thị trường bất động sản sẽ thay đổi ra sao?
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên...
-
TP.HCM sẽ chi 33 tỷ đồng để người dân đi metro miễn phí trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đi vào vận hành thương mại, toàn bộ người dân TP.HCM sẽ được trải nghiệm miễn phí cả metro và 17 tuyến xe buýt kết nối.