Chuyên gia cho rằngg, trong bối cảnh thanh khoản thị trường còn chậm, người có tiền vẫn cân nhắc lựa chọn gửi ngân hàng để bảo toàn vốn.
Thanh khoản vẫn chậm
Từ chỗ gần như đóng băng - chỉ còn một số ít đơn vị năng lực tài chính vững mạnh - thì đến hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã trở lại đường đua với những hoạt động cất nóc, giới thiệu dự án hoặc mở bán...
Tuy nhiên, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đánh giá, thanh khoản vẫn còn rất chậm.
Ở phân khúc nhà liền thổ, bà Trang cho biết, quý 1.2023, có khoảng 42 căn phát sinh giao dịch, giảm 76% so với quý 4.2022. Với phân khúc căn hộ, tổng giao dịch 1.300 căn, tăng 32%, có tín hiệu lạc quan.
Đáng chú ý, tại thị trường Hà Nội, quý 1 gần như không có dự án mở bán đối với phân khúc nhà liền thổ, phân khúc căn hộ.
Theo bà Trang, một trong những yếu tố tác động đến thanh khoản của thị trường hiện nay là lãi suất ngân hàng ở mức cao, lãi vay hơn 10%, lãi suất huy động ở quý I, có thời điểm lên 9,7-10%. Do đó, nhiều người có tiền lại cân nhắc gửi ngân hàng, từ 6 tháng đến 1 năm.
Tuy nhiên, chuyên gia của Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, nếu chỉ nhìn thị trường bất động sản à nhà ở thôi thì không khách quan, bởi bất động sản bao gồm một số phân khúc khác để phục vụ cho nền kinh tế, ví dụ như: phân khúc bất động sản thương mại, phân khúc bất động sản văn phòng, phân khúc bất động sản công nghiệp và logistic, phân khúc bất động sản về data center, lưu trữ dữ liệu... Những phân khúc này vẫn sôi động, nhu cầu cao.
Bà Trang nhận định, quý 2, thị trường nhà ở vẫn còn trầm lắng. Cả thị trường và nhà đầu tư cần thời gian quan sát.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, hiện tại, nền kinh tế có dấu hiệu của sự sụt giảm, đuối sức, và ngành bất động sản ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trước đó, trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các ngành sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều người dồn vốn chuyển sang bất động sản để tìm cơ hội đầu tư, đều xác định bất động sản là kênh tốt nhất. Do đó, khi thị trường có dấu hiệu hụt hơi, các nhà đầu tư mắc cạn, điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý chung trên thị trường.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã phải vào cuộc tháo gỡ nút thắt cho thị trường bất động sản vì đó là ngành kinh tế lớn, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, liên quan tới cả hệ thống ngân hàng. Nếu bất động sản tê liệt sẽ nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng.
Thị trường từ 2024 sẽ đi vào quỹ đạo an toàn
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, khi thị trường bất động sản phát triển nóng do các hoạt động đầu cơ, mua đi bán lại kiếm lời diễn ra khắp nơi, thậm chí lan tới các vùng nông thôn, khiến đất nông nghiệp ở làng quê tăng giá bất thường,…đã cho thấy thị trường cần phải được điều chỉnh. Chính phủ sẽ giữ để hệ thống ngân hàng không bị suy sụp bởi tác động tiêu cực của thị trường bất động sản.
“Nhiều người thắc mắc vì sao năm 2013, gói 60.000 tỷ có thể đi vào cuộc sống nhưng năm nay, gói 120.000 tỷ không đi vào cuộc sống, nguyên nhân là do quy mô”, ông Hiển nhận định.
Chuyên gia này phân tích, giai đoạn 2011-2013, giá đất còn tiềm năng. Gói 60.000 tỷ lúc đó đi trực tiếp vào những dự án của thành phố, những dự án căn hộ… đi ngay vào sử dụng, nên giải ngân hợp lý.
Còn gói 120.000 tỷ này có đi vào cuộc sống cũng không thể tạo dòng tiền mạnh như gói 50.000 tỷ, 60.000 tỷ của năm 2013. Thị trường của năm 2013 chỉ bằng 1/10 thị trường hiện nay.
“Chúng ta không thể đòi hỏi Chính phủ hành động để cho thị trường này tăng mà cần ổn định hệ thống tài chính trước và một nhịp điều chỉnh về lãi suất. Chúng ta cần những nhà đầu tư chậm rãi hơn, bình tĩnh hơn cho một thị trường mới, có thể là đầu năm 2024.
Lúc này, thị trường bắt đầu đi theo quỹ đạo an toàn, bền vững, đúng như vai trò của thị trường bất động sản đối với mọi nền kinh tế các nước. Đó không phải là một thị trường siêu lợi nhuận, nhưng là một thị trường quy mô lớn và bền vững để góp phần cho các ngành nghề khác phát triển”, ông Hiển dự báo.
-
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam thấp nhất thập kỷ
Hai tháng qua, thanh khoản nhà phố biệt thự phía Nam vẫn tiếp tục lao dốc. Riêng trong tháng 2, thị trường không ghi nhận căn nhà phố, biệt thự nào được giao dịch.
-
Phân khúc nào có thanh khoản tốt hơn khi thị trường bất động sản ấm trở lại?
Tình trạng đầu cơ lướt sóng trên thị trường bất động sản đang tạm lắng xuống để nhường chỗ cho những người có “tiền tươi, thóc thật” và những người có chiến lược đầu tư trung và dài hạn. Thị trường rồi sẽ ấm trở lại. Vấn đề là phân khúc nào sẽ có tính thanh khoản tốt hơn.
-
Lãi suất giảm, kênh đầu tư nào vào tầm ngắm?
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng lớn hầu hết giảm dưới 5.3%, nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển dòng tiền, đón đầu xu hướng phục hồi của thị trường bất động sản, giao dịch chuyển nhượng quý 4.2023 bùng nổ....
-
Thị trường bất động sản khó có thể trở lại như trước
Bất chấp tác động từ lãi suất thế chấp và khả năng chi trả tiền thuê nhà giảm, các chuyên gia dự đoán giá nhà trên toàn cầu khó có thể trở lại “bình thường” như trước đại dịch Covid-19....
-
Loạt doanh nghiệp địa ốc rục rịch bung hàng, nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn đất”
Hàng loạt dự án quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam đa dạng phân khúc khởi động chiến dịch bán hàng; lãi suất vay mua nhà giảm, người dân rục rịch xuống tiền, chấp nhận mức giá “cắt lỗ” là những tín hiệu tích ...