Phối cảnh dự án Spaceport City - một ý tưởng thiết kế cảng vũ trụ thương mại được đề xuất xây dựng ở Tokyo (Nhật Bản). Hiệp hội Cảng vũ trụ Nhật Bản hy vọng rằng đất nước này sẽ có sân bay vũ trụ đầu tiên của châu Á vào cuối thập kỷ này.
Cụ thể, dự án Cảng Vũ trụ Du lịch sẽ được xây dựng với mục đích phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch mang tầm quốc tế và đưa Việt Nam sánh ngang các cường quốc vũ trụ trên thế giới.
Bên cạnh đó, dự án sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng thế mạnh du lịch của Phú Quốc…
Công ty cho biết, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 30.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Thaigroup và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2022-2026.
Các chuyến bay vũ trụ thương mại vẫn đang được định hình là một ngành kinh doanh bùng nổ, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết trên toàn cầu, ngành công nghiệp vũ trụ dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi giá trị vào năm 2030 lên khoảng 1 nghìn tỷ USD.
Các công ty như Virgin Galactic, Blue Origin và SpaceX đang tận dụng thị trường này và sau đó là hợp tác với Space Adventures để đưa một số lượng nhỏ khách du lịch vào không gian sớm nhất là vào năm 2021.
Công ty SpaceX của tỷ phú số 1 thế giới Elon Musk không chỉ muốn dừng lại ở việc phóng vệ tinh vào không gian, mà dường như còn có ý định mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Tỷ phú Elon Musk tiết lộ trên Twitter: "SpaceX đang xây dựng một cảng vũ trụ nổi, siêu nặng phục vụ cho mục đích thám hiểm Sao Hỏa, Mặt trăng và du hành siêu thanh vòng quanh trái đất".
Mới đây, trang news.fox-24.com đã đăng bài viết của ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia Nga trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, cho biết, cách đây vài năm, một nhóm các nhà khoa học Nga, bao gồm những tên tuổi nổi tiếng như M. Grigoriev, M. Okhochinsky, S. Chirikov và A. Khramov, đã đưa ra lập luận về lợi ích của việc xây dựng cảng vũ trụ. Các chuyến bay vào vũ trụ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sẽ thúc đẩy sự phát triển sáng tạo vượt trội trong lĩnh vực vũ trụ của Nga và các đối tác. Trong đó, Việt Nam được công nhận là nơi chính và khả thi nhất để xây dựng dự án này.
Theo ông Grigory Trofimchuk, Việt Nam hoàn toàn không còn là một nước nằm ngoài cuộc trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ. Bởi trên thực tế, công dân Việt Nam là phi công vũ trụ Phạm Tuân đã từng tham gia chương trình Intercosmos của Liên Xô. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo thích hợp, năm 1980 ông đã thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz-37 và trở về Trái đất trên tàu Soyuz-36, cũng như làm việc trên trạm quỹ đạo Salyut-6. Với thành tích này, ông đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động Việt Nam.
“Nói cách khác, Việt Nam không phải là đối tượng lựa chọn ngẫu nhiên để xây dựng sân bay vũ trụ trên lãnh thổ của mình. Các tác giả dự án của Nga đã tính toán cẩn thận thậm chí cả từng chi tiết như địa điểm phóng mà theo họ, mũi Cà Mau rất có khả năng trở thành địa điểm này”, theo bài viết của Grigory Trofimchuk.
-
Bầu Thụy nâng tỷ lệ sở hữu Thaiholdings lên 24,97%
Ông Nguyễn Đức Thụy, nhà sáng lập Công ty Cổ phần Thaiholdings (mã chứng khoán: THD) đã mua vào 1,5 triệu cổ phiếu THD nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu.
-
Hà Nội phê duyệt đầu tư tuyến đường rộng 60m nối quốc lộ 3 với cầu gần 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất đầu tư
Dự án tuyến đường nối quốc lộ 13 đến cầu Tứ Liên sẽ được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 7,9km, nền đường rộng 60m.
-
Hà Nội kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.
-
Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.