Sáng 30/11, theo giờ địa phương, trong chương trình chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn IC Holdings.
IC Holdings (1969), là tập đoàn đa ngành hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, xếp thứ 208/250 trong danh sách các nhà thầu quốc tế do Tạp chí ENR bình chọn. Năm 2022, Tập đoàn có hơn 15.000 nhân viên và doanh thu đạt 5,3 tỷ USD.
Tại Việt Nam, IC Holdings đang tham gia liên danh Vietur thực hiện gói thầu xây dựng và lắp thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành với giá trị 35.000 tỷ đồng.
Tại cuộc tiếp, ông Ibrahim Cecen, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và ông First Cecen, Chủ tịch Công ty xây dựng IC ICTAS đã cập nhật tình hình triển khai các hoạt động tại Việt Nam; tìm hiểu cơ hội hợp tác, mở rộng đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Thông báo tiến độ gói thầu nhà ga Long Thành, lãnh đạo IC cho biết, rất hài lòng với công việc đang triển khai tại Việt Nam và sẽ tiếp tục làm ăn lâu dài, coi Việt Nam như đất nước thứ hai của mình, đóng vai trò tiên phong ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
IC cũng đang quan tâm tới nhiều dự án khác tại Việt Nam, như đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, tuyến metro số 4 tại TP.HCM, tuyến metro số 5 tại Hà Nội…
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự hợp tác và đồng hành của IC Holdings, chúc mừng Công ty IC ICTAS (thuộc Tập đoàn IC Holdings) dẫn đầu Liên danh Vietur đã trúng gói thầu tại sân bay Long Thành.
Ông đề nghị tập đoàn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, địa phương liên quan triển khai gói thầu xây dựng nhà ga sân bay Long Thành hiệu quả, đúng tiến độ, chất lượng đề ra, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Để bảo đảm tiến độ, cần tiến hành thi công “3 ca 4 kíp”; để bảo đảm chất lượng, cần giám sát chặt chẽ.
Thủ tướng cũng đề nghị IC tham gia xây dựng các công trình lớn khác. Đồng thời nghiên cứu, hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án đầu tư cụ thể khác trong các lĩnh vực thế mạnh của Tập đoàn và Việt Nam đang ưu tiên, nhất là cơ sở hạ tầng chiến lược đường bộ, đường biển, hàng không, công nghiệp, năng lượng, du lịch, đô thị thông minh…
Việt Nam đã xác định 3 đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực. Theo đó, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Việt Nam (như đường cao tốc, sân bay, cảng biển, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm, metro…).
Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
-
Cuộc đua giành gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành
Kể từ khi ba liên danh tham gia cuộc đua giành gói thầu 35.000 tỷ sân bay Long Thành lộ diện, sức nóng của cuộc đua ngày càng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 715 tỷ USD, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng nguồn vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD,... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống k...
-
Các tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ quy tụ tại Việt Nam
Trong hai ngày 10 và 11/12, các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Mỹ như Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon và Skyworks đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), dẫn ...
-
Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 185 tỷ USD
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 185 tỷ USD, tiến gần đến mốc 200 tỷ USD.