Sân bay Long Thành được xem là dự án trọng điểm quốc gia và mang tầm cỡ hàng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương. Gói thầu 5.10 (nhà ga hành khách) là gói có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay với hơn 35.200 tỷ đồng.
Hầu hết doanh nghiệp ngành xây dựng có vốn hóa lớn trên sàn chứng khoán đều tham gia vào gói thầu này dưới dạng liên danh. Trong đó, liên danh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật là Vietur, do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
Tuy nhiên mới đây lại xuất hiện văn bản của Liên danh Hoa Lư gửi các cấp lãnh đạo và các cơ quan bộ. Liên danh này khiếu nại chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về quyết định chỉ có Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
Sân bay Long Thành đang lựa chọn nhà thầu gói thầu 5.10
Phía liên danh Hoa Lư cho rằng “có bằng chứng cho rằng thành viên đứng đầu liên danh Vietur đã vi phạm quy định về đấu thầu và không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu 5.10” xây dựng sân bay Long Thành.
Đối với IC Holdings, các nhà thầu trong liên danh Hoa Lư cho rằng đây là doanh nghiệp lần đầu tham gia đầu tư xây dựng ở Việt Nam, chưa có kinh nghiệm pháp luật Việt Nam cũng như các quy định xây dựng Việt Nam.
Liên danh Hoa Lư cũng cho rằng gói thầu 5.10 sân bay Long Thành được đấu thầu quốc tế rộng rãi.Theo thông lệ đấu thầu quốc tế của ICB, chủ đầu tư trước khi quyết định các yếu tố kỹ thuật có điểm liệt hay chưa rõ đều phải công khai yêu cầu công ty dự thầu giải thích, cung cấp thêm để đảm bảo tính khách quan.
Do đó, việc áp dụng điểm tối thiểu (điểm liệt) cần phải xem xét kỹ càng liệu có đúng quy định đấu thầu quốc tế để tránh các khả năng tranh chấp sau này từ các nhà thầu có kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, ảnh hưởng đến tiến độ dự án và uy tín quốc gia.
“Liên danh Hoa Lư nhận định rằng việc chọn duy nhất một liên danh Vietur vào vòng xét mở hồ sơ tài chính có khả năng đồng nghĩa với việc đơn vị trúng đã được xác định từ vòng xét tuyển hồ sơ đề xuất kỹ thuật, dẫn đến nguy cơ rất cao không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng về giá (yếu tố chiếm tỉ trọng 85% điểm trong tổng điểm lựa chọn đơn vị trúng thầu).
Với góc nhìn thận trọng hơn, việc đánh giá những sai sót nhỏ trong 15% tỉ trọng điểm kỹ thuật lại quyết định toàn bộ kết quả chấm thầu sẽ có khả năng gây thiệt hại ngân sách với giá trị gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng”, văn bản của Hoa Lư nêu.
Do đó, liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu đã kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo bên mời thầu dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10, đề nghị thẩm tra lại năng lực của các liên danh nhà thầu hoặc mời đơn vị độc lập thứ ba, tư vấn quốc tế đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu các bên.
Liên danh Hoa Lư, được thành lập bởi 7 nhà thầu trong nước và 1 nhà thầu Thái Lan, gồm: Coteccons, Unicons, Thành An, Delta, Central, An Phong, Hòa Bình và Power Line Engineering. Trong đó, Coteccons đứng đầu liên danh.
Trong khi đó, liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas của Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành viên còn lại gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Trong đó, Ricons, Newtecons và Sol E&C là ba doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương.
Thời gian qua, cổ phiếu CTD của Coteccons và VCG của Vinaconex gần như có diễn biến đối lập nhau (bên này tăng trần thì bên kia giảm sàn), thể hiện mức độ cạnh tranh tại gói thầu này giữa các liên danh.
Cách đây hơn một tuần, Coteccons bị đối thủ Ricons yêu cầu làm thủ tục phá sản. Ngay sau khi thông tin trên nổ ra, cổ phiếu CTD của Coteccons nhanh chóng bị nhà đầu tư bán ra mạnh. Phía Coteccons nhanh chóng phát đi thông cáo báo chí cho rằng vụ việc không ngẫu nhiên mà xảy ra.
-
Doanh nghiệp niêm yết tham gia gói thầu sân bay Long Thành liên tiếp trúng dự án nghìn tỷ
Bên cạnh việc tham gia đấu thầu tại sân bay Long Thành, các công ty xây lắp tham gia gói thầu này cũng đã liên tục trúng các gói thầu quy mô lớn trong 7 tháng đầu năm 2023.
-
Đồng Nai chuẩn bị đưa khu đất 7.400 tỷ gần sân bay Long Thành ra đấu giá
Khu đất hơn 282 ha gần Cảng hàng không quốc tế Long Thành có giá trị theo bảng giá đất là 7.400 tỷ đồng.
-
Long Thành và Nhơn Trạch sẽ trở thành đô thị sân bay như Changi của Singapore
Long Thành và một phần huyện Nhơn Trạch được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị sân bay đã được áp dụng thành công như Dubai, Frankfurt (Đức) và Changi (Singapore).
-
Trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.