Ảnh minh hoạ.
Ngày 22/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái/điều chỉnh tăng một số mức lãi suất điều hành. Cụ thể như sau:
Theo đó, quyết định tăng lãi suất sẽ có hiệu lực từ ngày 23/9/2022.
TPS cho rằng, lãi suất điều hành tăng sẽ tác động tới các chủ thể trong nền kinh tế như sau:
Đối với ngành ngân hàng, trần lãi suất huy động tăng có thể khiến chi phí đầu vào của các NHTM gia tăng từ đó khiến lãi suất cho vay sẽ tăng theo. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu “Tăng lãi suất huy động, ổn định lãi suất cho vay” mà Thủ Tướng đăt ra, nhiều NHTM có khả năng sẽ phải giảm NIM. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngành Ngân hàng
Đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ là chủ thể bị tác động mạnh nhất do họ phải đối mặt với khó khăn ở cả 2 khu vực, sản xuất và thị trường. (1) Về sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, hoặc tăng chi phí vốn. Điều này sẽ dẫn đến tác động chi phí đẩy, làm giá bán của sản phẩm tăng lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường vay tiền từ NHTM để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi lãi suất đi vay tăng, doanh nghiệp có thể trì hoãn các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận. (2) Về thị trường, khi các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng từ đó sẽ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và làm giảm nhu cầu tuyển dụng lao động.
Đối với hộ gia đình, lãi suất huy động tăng lên làm giá trị VND gia tăng, từ đó sẽ khuyến khích hộ gia đình tăng cường gửi tiết kiệm và giảm bớt các khoản chi tiêu không cần thiết.
Đối với thị trường chứng khoán, mặt bằng lãi suất tăng lên sẽ khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp có khả năng suy giảm và làm giảm định giá cổ phiếu do chi phí sử dụng vốn tăng lên. Vì vậy, lợi nhuận kỳ vọng đối với thị trường chứng khoán sẽ khó vượt trội trong năm 2022. Theo dữ liệu lịch sử, khi lãi suất tăng giá cổ phiếu thường có diễn biến tăng ở nhóm cổ phiếu tài chính, bảo hiểm và các ngành có tính phòng thủ nhưng giảm ở phần lớn các nhóm ngành còn lại.
Như vậy, có thể thấy rằng môi trường lãi suất tăng sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, theo TPS, việc ổn định lạm phát và các biến số vĩ mô được xem là mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường tài chính trong dài hạn.
-
Ngân hàng tăng lãi suất, người mua nhà đau đầu lo trả nợ
Liên tiếp những đợt tăng lãi suất của các ngân hàng khiến người mua nhà lo lắng về khả năng trả nợ. Động thái tăng lãi suất huy động mới đây của Ngân hàng Nhà nước góp phần tạo nên đến tâm lý bất an cho người có nhu cầu vay mua nhà.
-
Quan chức Fed báo hiệu đã sẵn sàng cắt giảm lãi suất
Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta Raphael Bostic khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ không thể chờ cho đến khi lạm phát về 2% rồi mới bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
-
1 nghìn tỷ USD có thể hồi hương về Trung Quốc một khi Mỹ hạ lãi suất
Các công ty Trung Quốc có thể bán ra lượng tài sản định giá bằng USD có trị giá 1 nghìn tỷ USD nếu Mỹ hạ lãi suất, một động thái có thể khiến tỷ giá đồng nhân dân tệ có thể tăng tới 10%, Stephen Jen - Giám đốc điều hành của Eurizon SLJ Capital nói vớ...
-
Fed chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9?
Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã trì hoãn việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ngày 30-31/7, nhưng biên bản cuộc họp cho thấy rõ ràng cơ quan này đã sẵn sàng hạ lãi suất tại cuộc họp vào tháng 9 tới, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổ...