Theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Việt Nam có 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương, sau khi sáp nhập.
Trong số này, tỉnh Phú Thọ mới (sáp nhập Phú Thọ, Hoà Bình và Vĩnh Phúc) giáp 7 tỉnh, thành phố khác - nhiều nhất cả nước, gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hoá và Ninh Bình. Trước sáp nhập, Hà Nội là địa phương giáp nhiều tỉnh nhất - 8 tỉnh.
Dự kiến tỉnh Phú Thọ mới sẽ ra mắt vào ngày 1/7. Tỉnh này có diện tích tự nhiên là 9.361,381km2, quy mô dân số trên 4 triệu người và có 148 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc tỉnh. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập là 148 (133 xã và 15 phường). Trong đó, tỉnh Phú Thọ hiện nay đã sắp xếp còn 66 xã, phường; tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sắp xếp còn 36 xã, phường; tỉnh Hòa Bình dự kiến sắp xếp thành 46 xã, phường.
Về sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sau khi thành lập tỉnh Phú Thọ mới, đề án yêu cầu đảm bảo nguyên tắc tổng số cán bộ có mặt thực tế không vượt quá tổng số cán bộ của 3 tỉnh trước khi sáp nhập (trên 28.400 biên chế).
Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo thực hiện hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã tổ chức hội nghị, cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (sau khi hợp nhất 3 tỉnh) nhiệm kỳ 2025-2030 và phương án sắp xếp, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, tổ chức bên trong các cơ quan, đơn vị…
Thống kê cho thấy, tổng số tổ chức hành chính thuộc UBND 3 tỉnh hiện nay là 46 đơn vị. Sau khi sắp xếp, tổ chức lại, số lượng các tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh Phú Thọ (mới) còn 16 đơn vị - giảm 30 đơn vị. Trước khi sáp nhập có 18 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND 3 tỉnh; sau sắp xếp, kiện toàn sẽ còn 13 đơn vị (giảm 5 đơn vị).
Sau sắp xếp, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các sở ở tỉnh Phú Thọ sẽ giảm từ 305 phòng xuống còn 119 phòng; chi cục và tương đương thuộc sở, ban, ngành (bao gồm cả đơn vị hành chính đặc thù) giảm từ 35 chi cục xuống còn 16 chi cục. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, ban, ngành giảm từ 294 đơn vị xuống còn 250 đơn vị.
Tổng số hội đặc thù trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình hiện nay là 47 tổ chức. Sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ (mới) có 26 tổ chức hội - giảm 21 tổ chức. Trước mắt địa phương này giữ ổn định biên chế để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động và tiếp tục duy trì bộ phận phụ trách tại địa bàn tại Vĩnh Phúc, Hòa Bình (sau khi sáp nhập) nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý, thuận lợi trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp.
-
Cuộc chuyển mình của bất động sản Bình Dương sau sáp nhập
Bình Dương - một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam - đang trải qua một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ khi sáp nhập với TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để trở thành “siêu đô thị” vùng Đông Nam Bộ. Sự kiện này không chỉ mở ra kỳ vọng thay đổi diện mạo vùng lõi phía Nam, mà còn tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Bình Dương, kéo theo nhu cầu nhà ở gia tăng nhanh chóng.
-
Vài ngày trước sáp nhập, tỉnh này công bố thu ngân sách gần 48.000 tỷ đồng chỉ trong nửa năm
Đây là tín hiệu kinh tế tích cực của địa phương.
-
Danh mục và mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến sau sáp nhập
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Theo đó, TP Hà Nội có mã số 01, TP Đà Nẵng mã số 48, TP.HCM mã số 79.








-
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 99/CĐ-TTg về bảo đảm việc sắp xếp đơn vị hành chính và vận hành mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn....
-
Quy định mới về cấp sổ đỏ từ ngày 1/7 người dân cần nắm rõ
Dưới đây là những quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 người dân cần phải nắm rõ, giúp thực hiện các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện hơn.
-
Giải tỏa áp lực trung tâm, kích hoạt động lực vùng
Sau sắp xếp, quy hoạch TPHCM mới đang được kỳ vọng rất cao sẽ giúp giảm tải cho khu vực trung tâm, đồng thời kích các vùng vệ tinh trở thành những cực tăng trưởng mới. Từ đó kéo theo dòng vốn đầu tư cũng được phân bổ hợp lý hơn theo lợi thế từng khu ...