Ảnh minh hoạ
Theo Savills Impacts 2025, nhiều nhà đầu tư bất động sản quốc tế đang tích cực tìm kiếm những thị trường hội tụ đủ các yếu tố: pháp lý rõ ràng, tiềm năng phát triển hạ tầng... Việt Nam nổi bật lên như một trong số ít quốc gia đáp ứng trọn vẹn các tiêu chí này.
Những cải cách pháp lý gần đây như Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và các nghị định hướng dẫn đã góp phần tháo gỡ các vướng mắc tồn đọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây chính là nền tảng để các nhà đầu tư yên tâm mở rộng hoạt động tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Lê Dung – Trưởng bộ phận Tư vấn Đầu tư, Savills Hà Nội nhận định, các nhà đầu tư hiện không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn đánh giá cao sự minh bạch và bền vững của môi trường đầu tư. Các dự án bất động sản tích hợp ESG, có không gian xanh và chú trọng phát triển bền vững đang được ưu tiên hơn bao giờ hết.
“Những nhà đầu tư quốc tế hiện rất coi trọng yếu tố pháp lý minh bạch. Nhiều người sẵn sàng chi cao hơn cho những dự án đã "sạch" về thủ tục và có khả năng hiện thực hóa dòng tiền trong ngắn hạn. Ngoài ra, các tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đang ngày càng được xem là điều kiện tiên quyết, đặc biệt với dòng vốn đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ".
Xu hướng dịch chuyển đầu tư cũng đang có bước chuyển mình đáng kể. Trong khi quỹ đất tại TP.HCM, Hà Nội ngày càng hạn chế, giá lại neo cao, thì các vùng vệ tinh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng đang nổi lên như những điểm đến lý tưởng nhờ hạ tầng bứt tốc, khả năng kết nối ngày càng hoàn thiện và chi phí cạnh tranh. Đây được xem là “làn sóng mới” trong chiến lược tái phân bổ dòng vốn bất động sản quốc tế vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, các phân khúc mới nổi như trung tâm dữ liệu, bất động sản công nghiệp, logistics, nhà ở cho chuyên gia nước ngoài hay mô hình khu đô thị tích hợp đang mở ra nhiều cơ hội cho thị trường Việt Nam.
Việt Nam còn ghi dấu với chiến lược ngoại giao kinh tế chủ động. Việc nâng cấp quan hệ với nhiều quốc gia như Pháp, Brazil, Thái Lan, Singapore... và tổ chức các sự kiện quốc tế lớn như P4G, ASEAN Future Forum càng củng cố thêm niềm tin từ cộng đồng đầu tư toàn cầu.
Có thể nói, Việt Nam đang hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để trở thành trung tâm kết nối mới của dòng vốn bất động sản quốc tế – một thị trường năng động, ổn định và ngày càng chuyên nghiệp.
-
Phân cấp thẩm quyền và luật hóa Nghị quyết 42: Tháo gỡ nợ xấu, khơi thông dòng vốn
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng sáng nay (29/5), các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận sự đồng thuận mạnh mẽ đối với việc phân cấp thẩm quyền cho vay đặc biệt và luật hóa ba chính sách trong Nghị quyết 42/2017/QH14.
-
Bất động sản đầu năm 2025: Bức tranh dòng vốn có gì khác lạ?
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự chuyển động tích cực trên nhiều kênh vốn. Dòng vốn ngoại tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ, tín dụng ngân hàng vào bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc, trong khi thị trường trái phiếu cũng bắt đầu cho thấy dấu hiệu phục hồi ngoạn mục.
-
Dòng vốn đầu tư hơn 293.000 tỷ đổ vào tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam
Tính đến tháng 4/2025, toàn tỉnh Khánh Hòa thu hút được 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 293.600 tỷ đồng.








-
Giảm thu bổ sung tiền sử dụng đất
Bộ Tài chính vừa đề xuất thêm phương án giảm mức truy thu tiền sử dụng đất xuống 3,6% mỗi năm thay vì 5,4% hoặc bỏ hoàn toàn quy định truy thu bổ sung.
-
Xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”
Giá đất tăng phi mã đang tạo áp lực lên giá nhà, theo chuyên gia, để bất động sản phát triển bền vững, vấn đề đầu tiên phải quản lý được giá đất.
-
Có gì trong đồ án quy hoạch cảng biển Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt?
Bộ Xây dựng vừa chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Nghệ An thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 1051/QĐ-BXD. Đây là bước đi quan trọng nhằm định hình hệ thống hạ tầng cảng biển hiệ...