Theo quy định, nhà ở đồng sở hữu có diện tích sàn không vượt quá 120m2, tuân thủ đầy đủ theo Hướng dẫn về phát triển nhà ở đồng sở hữu, phù hợp với các Quy định, điều kiện của địa phương. Bản hướng dẫn này vừa mới được công bố vào thứ Ba tuần này. Bản hướng dẫn có sự tham gia soạn thảo và phê duyệt bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển tỉnh Quảng Đông, Sở Phát triển Nhà và Đô thị Nông thôn tỉnh Quảng Đông, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên tỉnh, chi nhánh Quảng Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc tại Quảng Đông.
Nhà ở đồng sở hữu là những ngôi nhà được chính phủ đầu tư xây dựng, phát triển hoặc mua từ bên khác và bán cho những cư dân đủ điều kiện theo giá thị trường. Người mua sử dụng nhà sau khi họ đã trả một phần giá trị của căn nhà, nhưng Chính phủ cùng chia sẻ quyền sở hữu căn nhà đó với người mua nhà. Đồng thời, chính phủ và người mua cùng chia sẻ rủi ro khi mua căn nhà đó.
Những căn hộ đồng sở hữu thường rộng 120m2, có ba phòng ngủ, phù hợp cho một gia đình cơ bản. Một gia đình cơ bản ở Trung Quốc trung bình có 3,25 người.
Cư dân của Quảng Đông, những lao động chất lượng cao, chuyên gia có trình độ từ các tỉnh khác ngoài Quảng Đông và các đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao, đều có thể mua nhà ở đồng sở hữu.
Quảng Đông hiện có 5 thành phố, bao gồm Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn và Mậu Danh. Những thành phố này đã xây dựng và áp dụng thí điểm mô hình nhà ở giá rẻ đồng sở hữu từ năm 2018. Mô hình này đã có được những thành tựu lớn trong 2 năm qua.
Quảng Đông là tỉnh thu hút một lượng lớn lực lượng lao động từ khắp đất nước Trung Quốc đổ về, như vậy, mô hình nhà ở đồng sở hữu này khiến cho thị trường việc làm ở Quảng Đông càng thêm hấp dẫn. Tính đến cuối tháng 6, tỉnh đã xây dựng được 61.000 nhà ở đồng sở hữu, với hơn 34.000 căn đã được mua bán đổi chủ.
Chính sách này đã giúp cải thiện điều kiện nhà ở của tỉnh có dân số hơn 115 triệu người, đồng thời thu hút các chuyên gia từ bên ngoài đến đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh.
Đồng thời, nhà ở đồng sở hữu đang đóng một vai trò tương đối trong việc thúc đẩy hoạt động xây dựng, ngành kinh doanh nhà ở tại khu vực Vịnh Quảng Đông-Hồng Kông-Macao và xây dựng chất lượng cuộc sống tiện nghi, hỗ trợ phát triển kinh tế và du lịch.
-
Trung Quốc: Số lượng văn phòng bị bỏ trống đạt mức cao kỷ lục tại nhiều thành phố lớn
Số lượng văn phòng bị bỏ trống tại Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong vòng 1 thập kỷ vừa qua ngay cả khi chính phủ nước này đã cho phép các doanh nghiệp được hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa vì đại dịch Covid-19.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.