Sau khi tốt nghiệp, Ánh Nguyệt được nhận vào làm một công ty phát triển phần mềm tại Hà Nội với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là nơi cô quen người chồng hiện tại.
Anh làm lập trình viên nên mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng. Quen nhau được một năm, cả hai chính thức kết hôn và được bố mẹ mua cho một căn nhà đất tại phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân với giá 2,5 tỉ đồng.
Khi có nhà riêng, hai vợ chồng cô mỗi tháng chỉ chi tiêu các khoản ăn uống, điện nước, chi phí phát sinh chỉ khoảng 8-10 triệu đồng. Số tiền còn lại cho vào khoản tiết kiệm.
Tháng trước, bố mẹ chồng Nguyệt bán một mảnh đất lớn. Ông bà cho vợ chồng cô 1,5 tỉ đồng để gửi tiết kiệm. Cô vui nên đi khoe bố mẹ đẻ. Em gái cô biết chuyện nên ngỏ ý muốn vay giúp cho người yêu. Nghe nói cửa hàng của Quân đang ăn nên làm ra nên muốn mở rộng kinh doanh. Chính Quân cũng đến gặp trực tiếp cô để hỏi và hứa sẽ trả trong vòng một năm.
Chưa được tiếp xúc với Quân nhiều, nên vợ chồng Nguyệt có phần e dè. Nhưng khi em gái đứng ra đảm bảo, cô cũng yên tâm phần nào.
“Anh Quân là người rất giữ chữ tín, trước giờ anh ấy vay ai đều trả rất đúng hạn. Hiện cửa hàng cũng đang làm ăn rất tốt, nên anh chị yên tâm. Anh ấy cũng sẽ trả lãi cao hơn ngân hàng” Em gái Nguyệt nói với gương mặt đầy hứa hẹn.
Ban đầu, Quân chỉ muốn vay 500 triệu đồng, nhưng sau đó hỏi vay thêm 500 triệu nữa vì có việc phát sinh. Vì tin em gái nên Nguyệt đồng ý. Đến hôm Quân và em gái Nguyệt qua nhà ký giấy vay nợ, bố mẹ chồng cô bất ngờ xuất hiện.
Ông bà biết chuyện rất tức giận và nói sẽ lấy lại số tiền đã cho nếu Nguyệt cho người ngoài vay. Bà nói Nguyệt chỉ nên gửi ngân hàng, dù lãi suất thấp hơn nhưng an toàn. Bà còn nói nếu đã là em rể còn phải cân nhắc, đằng này mới chỉ là người yêu. Nguyệt nghe mẹ chồng phản ứng như vậy nên tạm thời bảo hai em về nhà trước, chuyện vay nợ để tính sau.
Ngày hôm sau, Quân gọi điện cho Nguyệt hỏi về số tiền cho vay. Nguyệt nói cứ để thư thả vài ngày nữa, vì mẹ chồng cô đang giữ số tiền đó. Nhưng thực ra cô đã mang đi gửi ngân hàng. Cứ thế, một tuần sau em gái Nguyệt gọi điện khóc lóc, kể công ty Quân làm ăn thua lỗ, giờ phải bán đi để trả nợ.
Nguyệt nghe xong như “sét đánh ngang tai”. Cô nói: “Nếu hôm đó, bố mẹ chồng tôi không đến chắc tôi đã mất 1 tỉ đồng rồi”.
Ảnh minh họa.
Nhiều người khi có một khoản tiền nhàn rỗi thường lựa chọn các hình thức đầu tư sinh lời khác nhau như mua vàng, bất động sản, đầu tư cổ phiếu,...
Đối với vàng, ngoại tệ: Việc đầu tư sinh lời tốt hơn hẳn so với tiền tiết kiệm. Tuy nhiên rủi ro mang lại rất cao.
Lĩnh vực chứng khoán: Sự biến động của thị trường, tăng giảm bất ổn của giá cổ phiếu có thể khiến những quyết định của bạn sai lầm và xuống dốc. Tại thời điểm này, khoản tiền tiết kiệm sẽ cứu cánh bạn khỏi khó khăn đấy.
Gửi tiết kiệm ngân hàng: Hình thức này được đảm bảo về tính bảo mật và độ an toàn cao. Khoản tiền sẽ được cố định và sinh lời liên tục. Mọi khoản tiền sẽ được chứng thực, có căn cứ bằng văn bản. Người dùng có thể kiểm soát được nguồn tiền tại mọi lúc mọi nơi.
Đặc điểm của gửi tiền tiết kiệm
Mọi người luôn mong muốn hưởng được một khoản lợi từ khoản tiền gửi tiết kiệm. Sau đây là một số đặc điểm của gửi tiền tiết kiệm mà bạn nên hiểu rõ:
Kỳ hạn tiết kiệm
Khi gửi tiền tiết kiệm, bạn có thể lựa chọn được mốc thời gian cụ thể như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng,... Ngày đáo hạn sẽ là ngày cuối cùng của mỗi kỳ hạn, bạn sẽ nhận được tổng số tiền sau khi gửi vào ngân hàng. Ngoài ra, bạn có thể chọn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn và có thể tất toán bất cứ lúc nào.
Lãi suất
Đây chính khoản đầu tư sinh lợi với khoản lãi suất thu hút. Thông thường, lãi suất không kỳ hạn thường sẽ thấp hơn có kỳ hạn. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận bạn nhận được không cao so với một số ngành đầu tư khác như là bất động sản, chứng khoán nhưng khoản tiền của bạn luôn đảm bảo ổn định và ít rủi ro.
Quản lý nguồn tiền
Một công cụ quản lý tài khoản tiết kiệm chính là sổ tiết kiệm. Bạn phải chịu trách nhiệm bảo quản sổ tiết kiệm, thường xuyên kiểm tra thông tin cá nhân, số tiền để tránh được những trường hợp phát sinh.
Đảm bảo an toàn
Gửi tiền tiết kiệm được xem là một trong những kênh đầu tư an toàn, đem lại cho bạn sự yên tâm bởi các khoản tiết kiệm được giữ và bảo đảm an toàn ổn định từ phía ngân hàng.
Khi nào nên gửi tiền tiết kiệm?
Nhu cầu đầu tư đơn giản, an toàn và ổn định: Gửi tiết kiệm ngân hàng giải quyết được những nhu cầu trên. Mọi nguồn tiền được chịu sự quản lý của ngân hàng nên sẽ đảm bảo được tính hợp pháp và an toàn cho người gửi cũng như khoản tiền gửi. Ngoài ra, hệ thống bảo mật của ngân hàng sẽ hạn chế việc thông tin bị đánh cắp.
Rút tiền trong trường hợp cấp thiết: Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng có tính thanh khoản rất cao và bạn có thể rút tiền khi chưa đến hạn (trong trường hợp cấp bách và cần thiết). Lưu ý nhỏ nếu bạn rút tiền trước hạn thì bạn sẽ không thể nhận phần tiền lãi như dự tính ban đầu.
Đầu tư cùng nguồn vốn nhỏ: Bạn mong muốn đầu tư từ nguồn vốn nhỏ thì gửi ngay vào ngân hàng để có thể góp tiền định kỳ để gia tăng nguồn vốn và tiền lãi. Bạn có thể bắt đầu với số tiền tiết kiệm từ 1 triệu đồng.
Chưa đủ kiến thức vào các kênh đầu tư khác: Với những kênh đầu tư cần nguồn vốn lớn như bất động sản, vàng, chứng khoán thì cần nhà đầu tư trang bị rất nhiều kiến thức, am hiểu nhất định, tốn nhiều thời gian nghiên cứu. Vì thế, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
-
Lãi suất giảm, tiền nhàn rỗi vẫn ở lại ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn xuống 7,5%/năm, thấp hơn 0,5% so với mức cũ. Đây là động thái hợp lý bởi nguồn vốn của ngân hàng đang dư thừa, trong khi lạm phát có xu hướng giảm.
-
“Sợ thủ tục hơn sợ lãi ngân hàng”
Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị: DN bất động sản đang khó khăn, cần cho phép mọi DN được gia hạn việc nộp tiền sử dụng đất mà không đòi hỏi đủ ba điều kiện ngặt nghèo.
-
Mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm, vay Ngân hàng bằng VND, USD hiện nay
Ngày 20/10/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố diễn biến lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng tháng 9/2023.
-
Không phải lạm phát, “thủ phạm” khiến doanh nghiệp thép quay cuồng trong cơn bỉ cực là gì?
Việc lãi suất tăng mạnh trong năm 2022 đã trực tiếp khiến sản lượng thép giảm mạnh trong sản xuất và tiêu thụ, qua đó khiến thị trường thép vốn đã chịu nhiều áp lực lại càng thêm bất ổn.
-
Vietcombank bất ngờ tăng kịch trần lãi tiền gửi online kỳ hạn 1-3 tháng lên 6%/năm
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thay đổi biểu lãi suất tiền gửi trực tuyến, trong đó các kỳ hạn ngắn 1-3 tháng đều tăng lên mức kịch trần 6,0%/năm.