Ảnh minh hoạ
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 với dự kiến sửa đổi, bổ sung 11 nhóm chính sách.
Trong đó vấn đề đầu tiên được nhắc đến là “làm rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai; phân cấp phân quyền và cải cách thủ tục hành chính”.
Góp ý vào việc sửa đổi Luật Đất đai, đại biểu Lê Công Nhường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cho biết vấn đề nổi cộm liên quan đến đất đai là việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân hiện chưa đúng mà lợi nhuận từ việc này lại thuộc về phía doanh nghiệp.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp trở nên giàu rất nhanh nhưng người dân lại nghèo đi khi có nhà ở, đất ở nằm trong diện giải phóng mặt bằng phải di dời đi nơi khác.
Ngoài ra, một vấn đề khác cũng còn bật cập là thời gian vừa qua, ở một số địa phương xảy ra tình trạng “sốt” đất do một số người, nhóm người đầu cơ, thổi giá lên cao nhằm tạo giá chênh lệch với mục đích thu lợi nhuận.
Theo đại biểu Nhường, để khắc phục những bất cập trên, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các văn bản quy định để sớm trình Quốc hội xen xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Bởi đất đai là tài sản của toàn dân, giao cho người dân làm chủ chứ không phải là để rơi vào một số nhóm lợi ích.
Ông Nhường cũng cho rằng, khi sửa đổi Luật Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có sự tổng kết, đánh giá lại thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2013.
Từ đó phát hiện các kẽ hở khiến cho trong thời gian qua có nhiều vụ án khiếu kiện, tham nhũng, vụ đại án hình sự liên quan đến đất đai chiếm tỷ lệ trên 75%.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần có những đề xuất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, cho rằng việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 là một yêu cầu bức thiết trong sự phát triển kinh tế xã hội và mong muốn của nhân dân.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay việc sửa đổi Luật rất khó khăn. Nếu xử lý không khéo sẽ nổi lên một làn sóng khiếu kiện mới của nhân dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Từ đó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Bởi vì giá đất sẽ tăng lên, việc đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn hơn. Còn nếu Quốc hội không sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 thì cũng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế xã hội và đặc biệt ảnh hưởng tới việc khiếu kiện của người dân.
Vấn đề ở đây là Chính phủ, Quốc hội phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực tới sự phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của người dân và lợi ích chung của đất nước.
-
Hàng trăm nghìn tỷ đồng ứ đọng vì chậm sửa đổi Luật Đất đai
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất sớm trình dự thảo luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp cuối năm 2021 thay vì để giữa năm 2022, nếu không kịp trình thì Quốc hội ban hành nghị quyết để giải toả bức xúc của doanh nghiệp khi hàng trăm nghìn tỷ đồng bị ứ đọng.
-
Xử lý thế nào đối với trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi bán cho người khác?
UBND thành phố Bảo Lộc vừa báo cáo một số nội dung về sự bất cập của một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đất đai.
-
Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)
Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân....
-
Đề xuất ban hành bảng giá đất 2-3 năm một lần
HoREA đề xuất không ban hành bảng giá đất hàng năm mà nên ban hành bảng giá đất định kỳ 3 năm hoặc 2 năm một lần.