Kết quả một cuộc khảo sát của JLL với 550 nhà lãnh đạo trên toàn khu vực APAC cho thấy tỷ lệ 70% số người được khảo sát sẵn sàng chi tiền để thuê các không gian văn phòng xanh.
“Hiện có khoảng 40% các doanh nghiệp đầu tư bất động sản trên khắp khu vực APAC đã áp dụng mục tiêu không phát thải khí carbon và 40% khác đang lên kế hoạch thực hiện mục tiêu này vào năm 2025. Các công trình xanh giờ đây đã trở nên thiết yếu”, James Taylor, trưởng bộ phận nghiên cứu giải pháp doanh nghiệp khu vực APAC của JLL cho biết.
Bên cạnh đó, ông cho rằng các công ty ở APAC đang tìm cách đạt được mục tiêu 50% danh mục tài sản của họ được công nhận là tài sản xanh vào năm 2025, nhưng nguồn cung ở nhiều thị trường hiện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Theo Thỏa thuận Paris năm 2015, các quốc gia, từ Trung Quốc đến Mỹ đã cam kết hợp tác để giới hạn mức phát thải khí nhà kính trong nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu cũng như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã cam kết vào tháng 9 năm ngoái rằng Trung Quốc, đất nước phát thải khí carbon hàng đầu thế giới, sẽ hạn chế lượng khí thải của mình vào năm 2030 và đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060.
Mark Cameron, người đứng đầu bộ phận năng lượng và bền vững của JLL ở khu vực APAC cho biết mối quan tâm ngày càng tăng về tình trạng biến đổi khí hậu, kết hợp cùng chính sách của chính phủ các nước trên khắp thế giới đã thúc đẩy nhiều công ty hành động và chuyển đổi mô hình đầu tư.
Nền công nghiệp xanh tại Hong Kong
“Số lượng câu hỏi xung quanh lượng carbon thuần bằng 0 mà chúng tôi nhận được ở Hong Kong trong nửa đầu năm nay cao hơn gấp đôi tổng số câu hỏi nhận được vào năm 2020”, ông Mark Cameron cho biết.
“Các doanh nghiệp đã hành động sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất bởi họ có sự chuẩn bị cho thay đổi, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên trong khi vẫn có thể tiết kiệm thông qua hiệu quả các hoạt động”.
JLL cho biết động lực giảm khí thải carbon của lĩnh vực bất động sản trong khu vực đã thúc đẩy các công ty ưu tiên sử dụng những địa điểm giúp họ cải thiện được môi trường không khí và tập trung nhiều hơn vào đầu tư xây dựng xanh.
Trong khi đó, Knight Frank tin rằng các ngân hàng và công ty tài chính cũng có thể bắt đầu chuyển hướng sang những khoản vay trợ giúp việc phát triển tính bền vững trên thị trường bất động sản. Hiện tại, đã xuất hiện một số loại hình vay vốn nhằm hỗ trợ xây dựng tính bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới.
“Tài chính và ngân hàng là lĩnh vực quan tâm nhiều nhất đến không gian xanh bởi vì các doanh nghiệp đã tiếp xúc khá nhiều với những khái niệm về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cũng như các khái niệm về tính bền vững”, Martin Wong, trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Knight Frank tại Trung Quốc cho biết.
-
Bất chấp COVID-19 và lạm phát, bất động sản thương mại toàn cầu vẫn trên đà hồi phục
Theo CBRE, sự phục hồi với các phân khúc bất động sản trên toàn cầu đang được nhìn thấy một cách rõ ràng hơn.
-
Mạng 5G tác động như thế nào đối với lĩnh vực bất động sản?
Khả năng kết nối siêu nhanh có thể ảnh hướng rất mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh bất động sản của bạn.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.