Gần đây, các khu nhà chung cư liên tiếp được điều chỉnh giá dịch vụ khiến không ít chủ hộ kêu ca. Số tiền đầu tư ban đầu đã lớn, song số tiền phải đóng góp hằng tháng tính tổng cộng cũng lên tới con số giật mình. Đơn cử khu chung cư Pacific Place 83B Lý Thường Kiệt (Hà Nội), giá phí dịch vụ lên tới 0,6USD/m2. Với các căn hộ 100-200m2 chủ nhà phải trả từ 70-150USD chưa kể tiền gửi xe. Quay đi quay lại, một năm mất từ 30 đến 50 triệu đồng như bỡn. So với giá trị nhà thì số tiền “nuôi” dịch vụ cũng là một khoản đáng kể với mức thu nhập không cao của VN.
Các khoản phí, lệ phí tại khu chung cư đã làm nản lòng người dân sống tại đây. Ảnh: Bình An
Mới đây, các chủ nhân của chung cư 27
Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) cũng phải đối mặt với việc tăng giá dịch vụ
gửi xe. Nhiều người không chấp nhận đã bị đối xử theo kiểu “ luật rừng”
mà chẳng biết kêu ai. Nhìn chung ở các chung cư cao cấp, giá dịch vụ
chiếm một khoản không nhỏ trong thu nhập của người ở. Đặc biệt, đây
không phải là mức cố định mà tăng lên hằng tháng.
Tại chung cư 27 Huỳnh Thúc Kháng, chủ căn hộ muốn sửa chữa nhà cũng phải
trả phí đến tiền triệu để được phép đem vật liệu lên nhà mình. Tại khu
đô thị Ciputra (Hà Nội), nhiều hộ dân cũng bị ban quản lý áp đặt tăng
phí dịch vụ, song họ phản đối bởi cho răng quá bất hợp lý. Sự việc dây
dưa kéo dài chưa biết kết thúc ra sao.
Ở chung cư M3-M4 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), cư dân lại gặp phải cách
tính phí đỗ ôtô quá phi lý . Do không đủ chỗ để xe cho hơn 100 hộ gia
đình có nhu cầu trong tòa nhà, ban quản lý đã tổ chức đấu thầu các ô để
xe và mức giá trúng thầu được định đoạt là là 800.000 đồng/tháng. Do
giá quá cao, nhiều hộ đã đi các nơi khác để gửi với giá rẻ hơn. Cuối
cùng bãi để xe ở tòa nhà bị ế. Ngay các chung cư sắp xây dựng cũng có
những khoản thu được báo trước khá giật mình. Đơn cử khu chung cư cao
cấp đang xây dựng tại Nguyễn Trãi của chủ đầu tư tòa nhà Vincom, được
thông báo là khi ở sẽ phải nộp phí vài trăm USD/ tháng(?).
Chất lượng, giá trị giảm dần
Những vụ căn hộ bị trào nước nhà vệ sinh, bị lở trần, bong gạch hay
những hư hỏng tương tự không còn là chuyện hiếm. Kể cả những căn hộ
thuộc khu cao cấp như Trung Hòa Nhân Chính hay Phú Mỹ Hưng.
Dư luận đã từng biết đến những vụ kiện đòi đổi nhà vì trục trặc chất
lượng, sửa chữa chiều cao nhà theo đúng hợp đồng...của các chủ căn hộ
tại các khu chung cư nói trên. Đấy là lúc còn mới tinh mà nhà đã bắt đầu
trở chứng. Nếu ở lâu, chủ hộ chắc sẽ khó tránh khỏi phiền toái, vì thực
tế các căn hộ chưa có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Khó có thể quy
trách nhiệm cho chủ đầu tư. Trên thực tế các nhà chung cư chỉ có một
thời hạn sử dụng nhất định, sau đó sẽ phải đập bỏ để xây lại. Như vậy,
giá trị nhà cũng bị giảm dẫn theo năm tháng.
Hợp đồng mua bán nhà nhiều khi cũng rất đại khái vì phải mua tranh bán
cướp, mua qua tay, sang đi nhượng lại không hợp pháp. Trường hợp của
chị Trân Thuý Ng mua một căn hộ tại chung cư đường Nguyễn Huy Tưởng (Hà
Nội) đã rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Khi mua, chị mua qua tay
một người khác, trả hết tiền cho người này song người đó lại không trả
nốt phần tiền còn lại cho bên bán.
Đến thời điểm nhận nhà, chủ cũ cứ ỳ ra với lý do không còn tiền nộp tiếp
lần cuối . Bên bán nhà không trả nhà. Giấy tờ mua nhà chỉ viết tay, qua
đến hai ba chủ rất khó phân xử. Cuối cùng chị Ng phải nộp nốt tiền để
nhận nhà. Tính ra mua rẻ mà lại hoá đắt, song chị Ng đành chấp nhận vì
bán cũng không ai mua.
Bên cạnh nhiều tiện ích, nhà chung cư cũng có những hậu quả . Vì vậy
người mua nên cân nhắc ngay cả khi mua để ở . Còn với những trường hợp
mua đầu cơ hãy nhìn hàng loạt sản phẩm nhà biệt thự, nhà lô san sát của
cơn sốt nhà đất trước đây đang phơi mưa phơi nắng mà nghĩ đến những toà
nhà chung cư với nhiều ô cửa không sáng đèn rất có thể sẽ diễn ra nay
mai.