Khóc nấc ở nhà triệu đô
Tọa lạc trên trục đường huyết mạch phía Tây Hà Nội, khu biệt thự liền kề Trung Văn của chủ đầu tư Vinaconex 3 đã từng được săn đón và là một điểm “hút tiền” của đại gia.
Theo quy hoạch, nơi đây sẽ tập trung đầy đủ các các hạng mục nhà trẻ, trường học, khu vui chơi giải trí, hồ điều hòa, công viên, chợ... Nhưng đến nay, nhiều hạng mục vẫn chỉ long lanh trên giấy. Tại đây, các biệt thự, liền kề đều đã được hoàn thiện phần thô nhưng phần lớn đều bị bỏ hoang. Trên khối tài sản tiền tỷ vết thời gian in hằn với những lớp rêu mốc bám đầy tường gạch, cỏ dại, phế liệu ngổn ngang.
Người dân thấp thỏm với hàng trăm nỗi lo khi sống một mình một cõi giữa chốn xa hoa
Lác đác trong những khu biệt thự hoang hóa là một vài căn nhà đã được chủ nhân hoàn thiện dọn về ở. Một chủ hộ ở đây cho biết, gia đình chị mới chuyển về đây được hơn 1 tuần. Có điện nước phục vụ sinh hoạt nhưng các tiện ích dịch vụ thì thiếu đủ thứ và sợ nhất là vấn đề về an ninh.
Chị cho biết thêm, gia đình đã chủ động lắp đặt hệ thống máy quay quanh nhà nhưng vẫn phải cảnh giác cao độ và hầu như nhà đều ở trạng thái cửa đóng then cài.
Tại KĐT Văn Khê, người dân lại bị ám ảnh với nạn “đạo chích” giữa ban ngày. Giữa ban ngày nhưng “đạo chích” vẫn ngang nhiên dùng búa đập tường đột nhật vào nhà dân.
Chiều 21/02/2014, căn hộ của anh Phan Đức Tuấn ở số 28, LK 21 bị đột nhập nhưng may mắn con gái anh phát hiện, và báo cho hàng xóm nên không xảy ra mất mát gì.
Tiếp đó, sáng 22/02/2014, anh Đinh Minh Khánh ở ô 31, LK 5 phát hiện kẻ gian phá tường lấy một số đồ đạc, tổng giá trị khoảng 7 triệu đồng. Sống trong ngôi biệt thự hàng chục tỷ đồng nhưng thượng đế vẫn phải thấp thỏm với hàng trăm nỗi lo.
Nguy cơ mất an toàn
Trong khi nhiều người dân nghèo vẫn đang mơ ước một căn nhà nhỏ chỉ vài mét vuông, những ngôi biệt thự tiền tỷ bỏ không là lãng phí lớn. Với tình hình thị trường còn chưa mấy sáng sủa như hiện nay, thực trạng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài.
Sau những KĐT “chết” sẽ là chuyện đi “dọn xác” những khối tài sản hàng chục tỷ đồng?
Không chỉ gây lãng phí về mặt kinh tế, biệt thự hoang hóa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và sự an toàn của những người chủ ngôi nhà sẽ chuyển đến ở sau này.
Theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, các biệt thự đã được hoàn thiện một số kết cấu có lớp chống thấm, các áo tường thì vật liệu cũng đảm bảo hơn. Trong trường hợp nhà chỉ xây thô thì nấm mốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt phụ thuộc vào nhà cao tầng hay thấp tầng. Nhưng nhà dù đã hoàn thiện không có người ở trong thời gian dài thì sự xuống cấp hư hỏng cũng diễn ra rất nhanh.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, sau thời gian dài bị bỏ hoang, khi người dân có nhu cầu sử dụng cần có sự kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Trước nguy cơ mất an toàn ở những công trình xây dựng bỏ hoang hiện nay, dư luận đặt ra câu hỏi, thử tính tới vài năm nữa khi đống “hàng hoang” vẫn không được giải quyết thì những KĐT hoang hiện nay sẽ trở thành KĐT “chết” thực sự? Và chuyện đi “dọn xác” những biệt thự tiền tỷ xem ra cũng không phải là thừa?
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bỏ 17 tỉ đồng mua nhà, nhưng khi nhận bàn giao chỉ biết “chết lặng”
Cách đây 2 năm, một người phụ nữ tên Zhang tại Trung Quốc đã chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng) để mua một căn nhà ở Định Kiều, Hàng Châu. Tuy nhiên, cô đã “chết lặng” khi căn nhà quá khác xa quảng cáo....
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...