24/04/2021 7:15 AM
CafeLand – Thiết kế trần thạch cao ngày càng được nhiều người lựa chọn với nhiều ưu điểm nổi bật, tạo sự độc đáo, mới lạ cho không gian sống. Loại trần này có thể thiết kế trần thạch cao khung chìm hoặc trần thạch cao khung nổi tùy thuộc vào công trình. Vậy ưu và nhược điểm của hai loại trần này như thế nào?

Trần thạch cao khung nổi: hay còn gọi là trần thả với thiết kế một phần thanh xương bị lộ ra ngoài, giúp che các chi tiết kỹ thuật đường dây điện, ống nước dưới mái tôn, mái ngói hay trần bê tông.

Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại trần thạch cao khung nổi bởi các ô vuông chia nhỏ trên bề mặt trần với kích thước phổ biến 600x600mm, là kích thước của mỗi tấm thạch cao thả.

Loại trần nổi được lắp đặt bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao từ trên xuống được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm).

Ưu điểm của trần thạch cao khung nổi

- Dễ lắp đặt, sửa chữa khi có hư hỏng xảy giúp tiết kiệm chi phí

- Trần thạch cao khung nổi giúp che khuất các hạng mục kỹ thuật như hệ thống điện, nước, báo cháy, dây cáp,… Khi các hệ thống này xảy ra sự cố thì chỉ cần tháo tấm thạch cao ra và dễ dàng sửa chữa không tốn nhiều thời gian, công sức.

- Khung trần nổi làm bằng kim loại nhẹ, cứng, có khả năng chống rỉ sét, chịu nhiệt, ẩm tốt.

Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi

- Không có tính thẩm mỹ cao, hạn chế khả năng trang trí hoa văn.

Về ứng dụng, trần thạch cao khung nổi được sử dụng nhiều ở các không gian rộng như hội trường, hành lang, nhà xưởng, văn phòng,…

Trần thạch cao khung chìm với cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, nhiều người sẽ thường lầm tưởng trần chìm phẳng là trần bê tông thật. Cấu tạo của loại trần này gồm khung xương để treo các tấm thạch cao.

Trong đó, khung xương được ghép với nhau bằng các khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U kết nối với nhau tạo khung xương hoàn chỉnh, sau đó treo ghép từng tấm thạch cao ở bên dưới.

Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm

- Có tính thẩm mỹ cao, bạn dễ dàng trang trí, tạo vẻ đẹp cho không gian riêng theo ý thích.

- Khung trần chìm dễ tạo hình, tạo kiểu, có thể làm trần thạch cao giật cấp hay trần phẳng đều được nên tính thẩm mỹ rất cao

Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm:

- Chi phí đắt hơn so với trần nổi

- Việc lắp đặt và sửa chữa cũng phức tạp hơn. Khi cần sửa, kiểm tra thì phải tháo dỡ toàn bộ trần khiến tốn công sức, chi phí, đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao..

Ứng dụng trần thạch cao khung chìm được sử dụng nhiều trong các không gian phòng khách, phòng ngủ,…

>>Xem thêm: Trang trí nhà đẹp với ý tưởng thiết kế trần thạch cao

  • Trần thạch cao giật cấp là gì và ứng dụng ra sao?

    Trần thạch cao giật cấp là gì và ứng dụng ra sao?

    CafeLand – Trần thạch cao ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thiết kế, thi công nhà ở với khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, tính thẩm mỹ cao. Nếu muốn tạo điểm nhấn ấn tượng trong không gian sống, bạn có thể sử dụng loại trần thạch cao giật cấp để có những khối hình nghệ thuật đẹp, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng,...

Hoàng An (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.