Tuyến đường bộ ven biển không thuộc hệ thống quốc lộ (trừ các đoạn tận dụng đi trùng quốc lộ, cao tốc) nên theo các quy định pháp luật về đường bộ, ngân sách nhà nước, các địa phương có thẩm quyền quy hoạch, quản lý, đầu tư, bảo trì tuyến đường bộ ven biển.
Tính đến tháng 6/2025, trên toàn quốc đã đưa vào khai thác khoảng 1.397 km (bao gồm 595 km đoạn trùng quốc lộ; 802 km đoạn trùng với đường địa phương).
Hiện, các địa phương đang thi công xây dựng khoảng 633 km, dự kiến trong năm 2025 hoàn thành khoảng 239 km và hoàn thành sau năm 2025 khoảng 394 km. Khoảng 411 km đường bờ biển đang được các địa phương chuẩn bị đầu tư, trong đó cơ bản các dự án khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030.
Còn lại 397 km chưa được đầu tư trong đó có 6 km đoạn trùng quốc lộ và 391 km đoạn trùng với đường địa phương.
Về việc bố trí vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, đến nay Bộ Tài chính đã bố trí khoảng 24.728 tỷ đồng để thực hiện 23 dự án trên địa bàn 18 địa phương (các địa phương trước khi sáp nhập).
Đối với các dự án dự kiến sử dụng khoản vay Mekong DPO, dự kiến triển khai, hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030, hiện nay các địa phương đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
"Chỉ tính riêng các đoạn tuyến đi trùng đường địa phương, nếu hoàn thành đúng tiến độ các dự án đang thi công, thì đến hết năm 2025 cả nước có khoảng 1.041 km đường ven biển bảo đảm mục tiêu 1.000 km đặt ra tại Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 10/6/2025 của Chính phủ. Còn nếu tính cả các đoạn tuyến trùng quốc lộ, đến hết năm 2025 cả nước có khoảng 1.636 km đường ven biển", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Anh Tuấn cho hay.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết thêm, đối với các đoạn tuyến đường ven biển đang thi công, với kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, về cơ bản không gặp khó khăn, vướng mắc. Riêng 2 dự án BOT dự kiến hoàn thành sau năm 2025 (đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa) đang phát sinh vướng mắc liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án đang được địa phương giải quyết.
Để hoàn thiện đồng bộ tuyến đường ven biển trước năm 2030, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương (Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, TPHCM, Cà Mau, An Giang) đang triển khai các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 đẩy nhanh tiến độ dự án để sớm đưa vào khai thác.
Các địa phương (TP. Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TPHCM, Đồng Tháp, Vĩnh Long,TP. Cần Thơ, Cà Mau, An Giang) đang triển khai thi công các dự án hoàn thành sau năm 2025 và các dự án đang được chuẩn bị đầu tư (đặc biệt dự án ODA) tiếp tục đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, thi công để hoàn thành các dự án trong giai đoạn 2026 - 2030.
Các địa phương rà soát các đoạn tuyến còn lại chưa được đầu tư hoặc đoạn tuyến cần nâng cấp, mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực để ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của địa phương để sớm hoàn thiện đồng bộ toàn tuyến trước năm 2030.
-
Hé lộ thời điểm khánh thành tuyến đường ven biển hơn 1.000 tỷ đồng tại Vũng Tàu
Sau hơn một năm triển khai, dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân, tuyến ven biển trọng điểm của TP.Vũng Tàu đã đạt khoảng 84,6% tổng khối lượng công việc, dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 19/8.
-
TP.HCM đề xuất làm tuyến đường ven biển gần 1.000km nối với 9 tỉnh, thành miền Tây
Dự án đường ven biển nối TP.HCM với 9 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất nghiên cứu đầu tư với chiều dài khoảng 941km, tổng vốn đầu tư từ 31.000 – 62.000 tỷ đồng.
-
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 657/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án tuyến đường nối từ quốc lộ 1 đến đường ven biển (ĐT.639) kết nối với Cảng Đề Gi, huyện Phù Cát.







