Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc họp với các bộ, ngành về việc nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia. Ảnh VGP
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia xuất phát từ loạt chỉ đạo của Trung ương. Cụ thể, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư yêu cầu tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phát triển nhà ở. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 927/QĐ-TTg, giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu hình thành quỹ hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp.
Theo báo cáo tại cuộc họp, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát thực trạng và các quy định pháp luật liên quan. Ngày 8/1/2025, Bộ đã có tờ trình đề xuất Chính phủ xem xét phương án thành lập quỹ. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng đã đồng ý chủ trương ban hành Nghị quyết thí điểm về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025–2030.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Việc thành lập một quỹ riêng cho nhà ở là hoàn toàn có cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn. Theo đó, Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, không trùng lặp với nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
Tên gọi chính thức được thống nhất là: Quỹ phát triển nhà ở quốc gia.
Quỹ sẽ có mô hình hai cấp: Cấp trung ương do Bộ Xây dựng quản lý. Cấp địa phương do UBND tỉnh, thành quản lý.
Chức năng trọng tâm của quỹ là hỗ trợ tài chính cho các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thuê và các nhóm người trẻ có nhu cầu về chỗ ở.
Nguồn vốn của quỹ sẽ được huy động từ nhiều kênh như: ngân sách nhà nước cấp, đóng góp tự nguyện của nhà đầu tư trong và ngoài nước, nguồn thu từ quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, hiện nay đã có các định chế tài chính và chính sách cho vay ưu đãi ở trung ương và địa phương. Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất vẫn là thiếu hụt nguồn vốn ưu đãi, dẫn đến tiến độ chậm, quy mô nhỏ, không hấp dẫn nhà đầu tư.
Bộ Tài chính đề xuất sử dụng hệ thống sẵn có nhưng tăng cường ưu tiên nguồn lực, mở rộng phạm vi cho vay và điều chỉnh cơ chế cho phù hợp với mục tiêu đặc thù của nhà ở xã hội.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành cũng góp ý cụ thể về mô hình tổ chức, phạm vi hoạt động, chức năng và nguồn lực nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi.
Mục tiêu dài hạn: Ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội
Dự thảo Nghị quyết đang được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập rõ: Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ thực hiện ba nhiệm vụ chính gồm hỗ trợ bồi thường, tái định cư; đầu tư hạ tầng kỹ thuật – xã hội và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội. Đây sẽ là “đòn bẩy” tài chính giúp hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trước năm 2030 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Nếu được triển khai đúng hướng, Quỹ phát triển nhà ở quốc gia không chỉ giải quyết bài toán vốn mà còn là lời khẳng định: nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân và người trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược an sinh xã hội dài hạn của Việt Nam.
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào 2 đại dự án nhà ở xã hội tại Đông Anh, tổng vốn hơn 16.000 tỷ đồng
Hai dự án nhà ở xã hội quy mô lớn vừa được TP. Hà Nội công bố, với tổng mức đầu tư vượt 16.000 tỷ đồng, hứa hẹn tạo bước đột phá cho phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại khu vực phía Bắc Thủ đô.
-
Khởi công 282 căn nhà ở xã hội tại Hà Nam
Sáng ngày 19/4, tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, đã khởi công xây dựng tòa nhà B1 và B2 thuộc dự án nhà ở xã hội Đồng Văn.
-
Tăng tốc với nhà ở xã hội, thí điểm bất động sản điều dưỡng, Cenland kỳ vọng doanh thu tăng 170%
CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã chứng khoán: CRE) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 28/4/2025 tại Hà Nội, với loạt chiến lược đáng chú ý.








-
Một "cơn bão ngầm" đang diễn ra âm thầm trong ngành bất động sản
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam (VARS IRE), gần 6.000 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn Thông tư 04 nhưng chưa thể tham gia kỳ thi sát hạch do chưa có hướng dẫn triển khai cụ thể ở các ...
-
Đột phá bất động sản công nghiệp: Việt Nam tạo sóng lớn thu hút đầu tư toàn cầu
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng, với sự chuyển mình mạnh mẽ từ nền sản xuất giá trị gia tăng thấp sang hướng phát triển công nghệ cao. Khi ngành sản xuất điện tử, xe điện, bán dẫn, và các lĩnh vực cô...
-
Thị trường bất động sản Việt Nam ra sao qua 3 thập kỷ?
Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua những chu kỳ tăng trưởng nhanh, suy giảm, hồi phục mạnh mẽ và hiện nay đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng....