Sơ đồ hướng tuyến các dự án đường vành đai TP.HCM
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mới đây đã ký quyết định giao Sở GTVT TP.HCM chuẩn bị đầu tư Dự án đường Vành đai 4 đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Sở GTVT TP.HCM được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Luật đầu tư.
Sở Kế hoạch, Đầu tư được giao tham mưu, đề xuất UBND TP.HCM triển khai các thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định.
Dự án đường Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài gần 200km, tổng vốn đầu tư khoảng 100.000 tỉ đồng đi qua các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An. Dự án được giao cho các địa phương chủ động huy động vốn đầu tư.
Trong đó, TP.HCM sẽ đầu tư đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km.
Trước đó, TP.HCM cũng đã tích cực để triển khai một dự án quan trọng khác là tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM. Dự án này đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với chiều dài 76km, tổng mức đầu tư 75.378 tỉ đồng dự kiến sẽ khởi công vào tháng 6/2023.
Để thực hiện dự án này, TP.HCM đã thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ huy và Tổ giúp việc triển khai thực hiện 2 dự án thành phần thuộc dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 trên địa bàn TP.HCM.
Cùng với dự án Vành đai 3 TP.HCM, dự án đường Vành đai 4 là tuyến giao thông quan trọng kết nối cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do đó, những dự án này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp bách. Khi dự án này hoàn thành sẽ tạo hành lang cho đô thị và công nghiệp không chỉ các địa phương nó đi qua, mà tác động lan tỏa ra cả khu vực phía Nam, đồng thời kết nối vùng.
Theo nhiều chuyên gia, các dự án đường vành đai không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị, giảm đi áp lực về giao thông cho các đô thị trung tâm, đồng thời tạo nên một sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng.
Khi tuyến đường này hình thành thì các vùng lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng.
Đặc biệt, những dự án vành đai quan trọng được triển khai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp và gián tiếp vô cùng to lớn, do có thêm hàng ngàn hecta đất trở thành "đất vàng, đất bạc" dọc hai bên những tuyến đường này.
-
TP.HCM gấp rút triển khai dự án đường Vành đai 3
Đặt mục tiêu khởi công dự án Vành đai 3 vào tháng 6/2023, TP.HCM gấp rút triển khai công tác chỉ đạo, cố vấn, đưa ra các phương án cụ thể, tối ưu đối với từng đầu việc để đạt được tiến độ mong muốn. Nhiệm vụ cấp thiết hiện tại là phải bầu ra ban Chỉ đạo dự án.








-
Hầm chui hơn 340 tỷ đồng tại nút giao An Phú chốt ngày thông xe chính thức
Hầm chui HC1 thuộc dự án nút giao An Phú (TP.Thủ Đức) sẽ chính thức thông xe vào ngày 9/5, góp phần giảm ùn tắc và nâng cao khả năng kết nối liên vùng tại cửa ngõ phía Đông thành phố.
-
Đường sắt đô thị TP.HCM - Tham Lương sẽ dừng sử dụng vốn ODA, chuyển sang vốn đầu tư công
Đối với tuyến số 2 (TP.HCM - Tham Lương), Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Quyết định theo văn bản số 3084/VPCP-QHQT ngày 11/4/2025 về việc dừng sử dụng vốn ODA, chuyển sang nguồn vốn đầu tư công....
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu liên thông dữ liệu chuẩn bị hợp nhất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM vừa thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin sau khi hợp nhất đơn vị hành chính, theo SGGP....