Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt quy hoạch ưu tiên phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đảm bảo đồng bộ hiện đại, phục vụ các dự án thúc đẩy liên kết vùng.
Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông
Đáng chú ý, trong quy hoạch đề cập đến việc nghiên cứu phát triển sân bay chuyên dùng có tiềm năng tại Trần Đề để phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch, cứu hộ cứu nạn.
Bến cảng Trần đề cũng là một nội dung quan trọng trong Quy hoạch hệ thống hàng hải. Cụ thể, Sóc Trăng đặt mục tiêu, đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển khu bến cảng biển Trần Đề phù hợp với năng lực của nhà đầu tư và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu trở thành cảng biển đặc biệt theo nghị quyết của Bộ Chính trị…
Phối cảnh bến cảng ngoài khơi Trần Đề
Bên cạnh đó, phát triển cảng hành khách, hàng hóa, gồm cảng Sóc Trăng, cảng Long Hưng, cảng Ngã Năm, cảng Cái Côn, cảng Trần Đề. Ưu tiên theo hình thức xã hội hóa.
Hệ thống giao thông đường bộ xác định rõ các công trình mang tính chất: Quốc gia, đường tỉnh và đường huyện, cụ thể:
Các tuyến đường bộ Quốc gia bao gồm: Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng; Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; Quốc lộ 1; Quốc lộ 60; Quốc lộ 61B; Quốc lộ 91B (đường Nam sông Hậu); Đường Quản Lộ - Phụng Hiệp; Đường bộ ven biển ĐBSCL.
Hướng tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng liên kết vùng ĐBSCL
Đối với các tuyến đường tỉnh, phấn đấu tối thiểu đạt cấp III đồng bằng, đảm bảo kết nối đồng bộ giữa các địa phương trong tỉnh. Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị, sẽ được đầu tư theo quy hoạch xây dựng đô thị được phê duyệt.
Nâng cấp các tuyến đường huyện quan trọng đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI, V theo tiêu chuẩn quy định hiện hành; ưu tiên nâng cấp các tuyến và đoạn tuyến chưa được cứng hóa, phấn đấu đạt tỷ lệ cứng hóa 100%.
Về đường thủy nội địa, đầu tư phát triển hạ tầng đường thủy phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng. Hình thành các tuyến vận tải thủy liên tỉnh, liên huyện (các tuyến giao thông vận tải đường thủy nội địa thuộc tỉnh quản lý, khai thác đảm bảo từ cấp III đến cấp VI), gồm: Các tuyến đường thủy nội địa quốc gia (Tuyến cửa Định An - Campuchia, tuyến duyên hải TP.HCM - Cà Mau, tuyến Cần Thơ - Cà Mau...); các tuyến đường thủy nội địa địa phương (hình thành 3 tuyến vận tải thủy nội địa địa phương gồm tuyến Kế Sách - Châu Thành - Mỹ Tú, tuyến Long Phú - Trần Đề - Vĩnh Châu, tuyến thị xã Ngã Năm - Mỹ Tú - Thạnh Trị - Mỹ Xuyên).
Thành lập Khu kinh tế ven biển Trần Đề
Từ lợi thế hạ tầng – Logistics, Sóc Trăng cũng đề ra phương án phát triển các khu chức năng trên địa bàn tỉnh bao gồm:
Nghiên cứu phát triển, thành lập Khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, quy mô dự kiến khoảng 40.000 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề khi được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Hình thành khu kinh tế ven biển Trần Đề
Đối với khu công nghiệp, phát triển, thành lập mới 3 khu công nghiệp và mở rộng 1 khu công nghiệp tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.
-
“Siêu cảng” Trần Đề 50.000 tỉ sẽ giúp Đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo?
Phát biểu tại Hội thảo về đầu tư cảng biển Trần Đề, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh: "Không có cảng này thì ĐBSCL sẽ mãi nghèo”.
-
Phó Thủ tướng: Phải đảm bảo công suất khai thác mỏ cát kịp tiến độ thi công cao tốc ở ĐBSCL
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp các địa phương, ban quản lý dự án, nhà thầu, rà soát, tổng hợp lại trữ lượng, chất lượng, công suất các mỏ cát theo tiến độ của từng dự án; tính toán thêm phương án sử dụng cát biển để bù trừ giải quyết rủi ro tron...
-
Đề xuất gần 1.900 tỉ xây đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60
Đường nối cầu Đại Ngãi với quốc lộ 60 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài khoảng 14km, quy mô 4 làn xe, tổng vốn đầu tư gần 1.900 tỉ đồng.
-
Tỉnh có “kho báu” trữ lượng hàng trăm triệu tấn ngay gần bờ biển vừa khai thác thêm mỏ cát 4 triệu m3 để làm cao tốc
Tài nguyên khoáng sản cát biển khu B1 tỉnh Sóc Trăng có trữ lượng cấp 333 và cấp 222 đạt 680 triệu m3. Trong đó, cấp tài nguyên 222 là 145 triệu m3 có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng, san lấp phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng, xây d...