04/09/2021 8:24 AM
Một lời đề nghị mua nhà hoàn hảo là rất hiếm gặp và sự thỏa hiệp dù lớn hay nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Hãy thử nghiên cứu những chiến thuật dưới đây để tối ưu hóa thỏa thuận có lợi nhất dành cho bạn trong một giao dịch mua bán nhà.

1. Quyết định “chiến thắng” có ý nghĩa như thế nào đối với bạn

Nếu bạn đang ở trong tâm điểm của các cuộc đàm phán và không có bất kỳ suy nghĩ nào về chiến lược của mình, thì bạn đã lỡ mất nhiều cơ hội tuyệt vời.

Trước khi bạn đưa ngôi nhà của mình ra thị trường, hãy ghi lại những ưu tiên hàng đầu của bạn. Cho dù đó là kết thúc giao dịch sau 30 ngày hay là chuyển đi với đủ số tiền trả trước cho một căn hộ khác, hãy đề cập với nhà môi giới bất động sản về mục tiêu hàng đầu của bạn. Nếu thời gian là điều cốt yếu, hãy linh hoạt với các đề nghị về giá cả. Nếu lợi nhuận ròng là điều quan trọng nhất, hãy cân nhắc lại mức giá trong các cuộc thương lượng đó.

Ví dụ, trong trường hợp bạn cần phải chuyển nhà nhanh chóng do luân chuyển công tác, thì ưu tiên hàng đầu của bạn là kết thúc giao dịch càng sớm càng tốt. Sau đó, bạn sẽ phác thảo một kết hoạch đàm phán xung quanh mốc thời gian kết thúc nhất định.

Mặt khác, nếu lợi nhuận mới là mối quan tâm hàng đầu của bạn, thì hãy đặt ra số tiền cơ bản mà bạn sẵn sàng chấp nhận và không dao động.

2. Nghiên cứu xu hướng thị trường địa phương

Hãy thảo luận với nhà môi giới bất động sản và lập kế hoạch đàm phán dựa trên động lực thị trường địa phương và xu hướng thị trường hiện tại. Bất động sản còn tồn đọng, lãi suất và triển vọng kinh tế là tất cả các yếu tố để xác định điều kiện thị trường.

Thuật ngữ thị trường của người mua đề cập đến các điều kiện cung và cầu, trong đó thị trường có nhiều nhà để bán hơn là có nhiều người mua. Các đặc điểm của thị trường người bán bao gồm số lượng bất động sản tồn đọng thấp, tỷ lệ thế chấp thấp thúc đẩy nhu cầu của người mua và giá trị căn nhà tăng mạnh.

Sau đó, hãy chú ý đến những gì đang xảy ra ở cấp độ bất động sản địa phương bằng cách thảo luận với nhà môi giới, kiểm tra số lượng bất động sản đang rao bán trong khu vực và tìm hiểu giá bán của chúng.

3. Định giá căn nhà phù hợp để thu hút các đề nghị mua cạnh tranh và có lợi cho bạn

Giá bán và điều kiện của ngôi nhà là một yếu tố trong chiến thuật thương lượng. Nếu bạn định giá quá cao ngay từ đầu, bạn có nguy cơ vuột mất cơ hội khi ngôi nhà của bạn tồn tại trên thị trường quá lâu mà không có bất kỳ lời đề nghị mua nào.

Sau khi giảm giá, người mua sẽ thường tự hỏi điều gì đã xảy ra với căn nhà và tại sao nó vẫn chưa được bán. Kết quả là họ sẽ đưa tâm lý đó vào bàn thương lượng.

Vì vậy, tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng của bạn, hãy tham khảo các chiến lược định giá phù hợp với nhu cầu của các nhà môi giới bất động sản hàng đầu.

4. Sửa chữa ngôi nhà để hấp dẫn người mua hơn

Bạn có thể tránh những yêu cầu sửa chữa linh tinh bằng cách bảo trì căn nhà một cách đơn giản. Trước khi bạn niêm yết nhà để bán, hãy sửa chữa những khu vực bị hỏng hoặc thay thế các thiết bị đã gần hết tuổi thọ của chúng.

5. Yêu cầu một khoản tiền cọc khá lớn

Một khoản tiền cọc khá lớn là cách để người mua thể hiện rằng họ đã cam kết với giao dịch mua bán nhà. Người mua đặt cọc sau khi họ đưa ra đề nghị và cả hai bạn đã ký vào thỏa thuận mua nhà.

Khoản đặt cọc tiền điển hình dao động từ 1-3% giá mua, nhưng vẫn có khả năng thương lượng. Trong các thị trường có nhu cầu cao, người bán yêu cầu đặt cọc tiền lớn hơn để chắc chắn rằng người mua nghiêm túc với giao dịch.

Một khoản tiền đặt cọc khá lớn nhằm báo động cho người mua biết rằng luôn có sự cạnh tranh và các lời đề nghị mua khác. Điều này mang lại cho bạn ưu thế khi đàm phán, bởi vì người mua sẽ không muốn thỏa thuận tuột khỏi tay họ.

6. Từ chối trước khi bạn chấp nhận lời đề nghị, thay vì sau khi bạn ký hợp đồng

Bạn sẽ khó từ bỏ thỏa thuận một khi bạn bị ràng buộc về mặt pháp lý với căn nhà đã bán theo hợp đồng.

Khi người mua đưa ra đề nghị, bạn có thể phản hồi với mức giá cao hơn và yêu cầu các điều khoản khác nhau, chẳng hạn như ngày giao nhà lâu hơn để bạn có thêm thời gian chuyển đi. Nếu bạn không thể đạt được thỏa thuận với người mua, thì tại thời điểm đó, bạn có thể chỉ cần từ chối đề nghị.

Tuy nhiên, nếu bạn từ chối thực hiện thỏa thuận sau khi đã ký kết hợp đồng bởi vì bạn nhận ra rằng bản thân không “thích” người mua hoặc cho rằng mình chưa sẵn sàng bán, điều đó có thể khiến bạn gặp rắc rối về mặt pháp lý.

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải đáp ứng mọi yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, trong quá trình xem nhà, người mua có thể yêu cầu bạn thay thế hệ thống điều hòa đã lỗi thời hoặc sửa chữa mái nhà. Tuy nhiên, bạn không bắt buộc phải làm bất kỳ điều gì. Nếu bạn kiên quyết, người mua sẽ quyết định xem họ có chấp nhận các điều khoản của bạn hay không.

Để chiến thắng một cuộc đàm phán mua nhà với tư cách là người bán, bạn cần phải giữ vững lập trường. Nếu bạn không thể đạt được thỏa thuận với người mua, đừng đưa ra mức giá thấp hơn giá trị căn nhà của bạn.

Ngôi nhà có thể là khoản đầu tư lớn nhất trong cuộc đời bạn. Nếu các cuộc đàm phán của người mua vượt qua ranh giới và khiến bạn không đạt được lợi nhuận mong muốn, đừng ngại từ bỏ và chờ đợi những người mua nhà tiềm năng khác. Nhà môi giới đáng tin cậy sẽ luôn quan tâm đến mục tiêu của bạn, vì vậy họ sẽ giúp bạn thương lượng cho đến khi bạn hài lòng với kết quả.

Dương Thảo An (Home Light)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.