Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km, tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng. Được phân thành 2 dự án thành phần. Trong đó, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài hơn 37km, tổng mức mức tư hơn 10.370 tỷ đồng. Đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài hơn 73km với tổng mức đầu tư hơn 17.152 tỷ đồng.
Công trình được khởi công vào tháng 1/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
Thông tin về tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau, Bộ Xây dựng cho biết, mặc dù vật liệu cát, đá phục vụ công tác gia tải đã xác định đủ nguồn cung, song, công suất khai thác còn hạn chế (khoảng 35.000m3/ngày), trong khi nhu cầu cần khoảng 69.000m3/ngày.
Để đáp ứng tiến độ yêu cầu, chủ đầu tư đã chỉ đạo các đơn vị tư vấn nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật, thực hiện điều chỉnh thiết kế để rút ngắn thời gian xử lý nền đất yếu.
“Nhằm giảm áp lực về vật liệu cát, các đoạn hoàn thành gia tải vào tháng 1 và tháng 2/2025 sẽ tiếp tục tăng tải bằng vật liệu đá trong tháng 3, tháng 4 để đảm bảo đủ điều kiện dỡ tải vào tháng 9/2025”, Bộ Xây dựng thông tin.
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cơ bản được tháo gỡ sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Theo cập nhật mới nhất, tính đến ngày 14/3, tỉnh An Giang đã cho phép khai thác trở lại mỏ cát thuộc xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và xã Hòa Lạc (huyện Phú Tân) với tổng trữ lượng gần 2 triệu m3. Địa phương này cũng chấp thuận cho khai thác, thu hồi khoáng sản cát sông trở lại dự án nạo vét sông Vàm Nao (huyện Phú Tân) đang bị tạm dừng.
Tại Đồng Tháp, tỉnh này đã giải quyết thủ tục tăng trữ lượng khai thác đối với hai mỏ ở xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) và xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh), trữ lượng hơn 475.000m3.
Đối với nguồn vật liệu đá phục vụ thi công làm móng đường cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tỉnh An Giang đã gia hạn giấy phép khai thác mỏ đá Antraco để phục vụ dự án.
Tỉnh Kiên Giang đã giao một số khu vực mỏ đá Trà Đuốc Lớn, Hòn Sóc cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện cao tốc Cần Thơ - Cà Mau còn thiếu 3,7 triệu m3 cát để hoàn thành công tác đắp nền.
Cao tốc đoạn Cần Thơ - Cà Mau đã được cấp phép, đủ điều kiện khai thác hơn 25 triệu m3 cát, đang hoàn thiện thủ tục cấp phép 0,6 triệu m3, chưa xác định được nguồn 1,4 triệu m3.
“Tiến độ gia tải đã bị chậm 3 tháng do công suất khai thác hạn chế. Nếu không cấp đủ 1,1 triệu m3 để đưa về công trường trong tháng 3/2025 sẽ không thể hoàn thành vào cuối năm 2025”, Bộ Xây dựng nhận định.
Trước đó, tại Đồng Tháp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phó thủ tướng chỉ đạo các địa phương tập trung quyết liệt giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác và khai thác lại đối với các mỏ vật liệu cát, đá được xác định cung ứng cho các dự án cao tốc.
“Trước ngày 10/3 phải hoàn tất và bàn giao cho các nhà thầu để khai thác, không để các dự án bị chậm tiến độ do thiếu nguồn vật liệu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết hiện các khó khăn vướng mắc cung ứng nguồn vật liệu cát, đá cho dự án đã được tháo gỡ. Các các nhà thầu hiện đang triển khai khai thác đưa cát, đá về công trường, với quyết tâm hoàn thành dự án trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Bộ Xây dựng đề nghị 6 tỉnh khu vực phía Nam gồm: An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Kiên Giang sớm hoàn thành thủ tục cấp phép, nâng công suất các mỏ vật liệu, đáp ứng tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm.
-
Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai… nhận chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng về cung ứng vật liệu
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh có mỏ vật liệu tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ; có giải pháp xử lý ngay tại cơ sở đối với các vướng mắc phát sinh, không để chậm trễ, gây ảnh hưởng đến tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn.
-
Bộ Công an vào cuộc điều tra vi phạm về vật liệu xây dựng theo lệnh của Thủ tướng!
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các địa phương được yêu cầu tuyệt đối không tham nhũng, tiêu cực trong cấp phép khai thác mỏ vật liệu.








-
Bình Định thu gần 410 tỷ từ khai thác khoáng sản, yêu cầu tăng cường quản lý các mỏ vật liệu xây dựng
Năm 2024, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định đạt gần 410 tỷ đồng, tăng hơn 170 tỷ đồng so với năm trước đó. Để nâng cao hiệu quả quản lý khoáng sản trên địa bàn, UBND tỉnh Bình Định giao UBND cấp huyệ...
-
Bộ Xây dựng thông tin về định mức, đơn giá trong thi công dự án, công trình giao thông
Bộ Xây dựng cho biết, trường hợp hệ thống định mức xây dựng chưa ban hành định mức cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn có thể sử dụng các nguồn dữ liệu khác theo quy định để xác định dự toán...
-
Bình Định yêu cầu tăng cường thẩm tra việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thẩm tra nguồn gốc các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu san lấp, sử dụng cho các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khi thanh, quyết toán....