Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2024, trong đó hé lộ nhiều kế hoạch phát triển tham vọng cho năm 2025. Theo báo cáo, năm nay Vingroup tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm củng cố ba trụ cột chính là công nghệ – công nghiệp, thương mại dịch vụ và thiện nguyện xã hội.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đặt mục tiêu dẫn đầu thị trường Việt Nam về AI và phát triển thế hệ người máy đa năng "made in Vietnam" đầu tiên.
Đối với các công ty thuộc khối công nghệ của Tập đoàn, VinRobotics sẽ tiếp tục xây dựng các nền tảng vững chắc để phát triển các nguyên mẫu người máy. Đồng thời nhanh chóng hoàn thiện các thiết kế thông qua triển khai thử nghiệm và xác thực thị trường. Trong khi VinMotion sẽ tập trung phát thiết kế và phát triển các thế hệ người máy đa năng (general-purpose humanoid robot) made in Vietnam đầu tiên với nhiều chức năng vượt trội.
Tháng 11/2024, Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup nắm giữ 51% cổ phần, ông Phạm Nhật Vượng góp 39% cổ phần, hai ông Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người có 5% cổ phần.
Đến đầu năm 2025, Công ty VinMotion được thành lập cũng với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Vingroup nắm 51% vốn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp 390 tỷ đồng (39% vốn); hai con trai ông là Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người góp 50 tỷ đồng, tương đương 5%.
Bên cạnh đó, các đơn vị khác trong mảng công nghệ - công nghiệp cũng được đặt nhiều mục tiêu.
Trong đó, VinBigdata đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường Việt Nam về AI và dữ liệu lớn, với trọng tâm phát triển các sản phẩm và giải pháp tích hợp AI tạo sinh nhằm ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tổ chức Chính phủ lớn, phục vụ hàng chục triệu người dùng.
Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sở hữu công nghệ lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự đổi mới và phát triển bền vững. Công ty đặt mục tiêu mở rộng thị phần quốc tế thông qua các khách hàng chiến lược và mối quan hệ hợp tác lâu năm với các đối tác công nghệ toàn cầu.
VinAI, tiếp tục tận dụng thế mạnh trong các lĩnh vực cốt lõi như nghiên cứu, đào tạo và cải tiến các giải pháp AI cho xe ô tô thông minh, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
VinCSS – công ty an ninh mạng của tập đoàn đang đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ sau thành công tại Nhật Bản, đặc biệt là ứng dụng FIDO nhằm bảo mật cho các dòng xe VinFast.
Còn VinHMS mở rộng thị trường phần mềm khách sạn tại Thái Lan, Campuchia và chuẩn bị gia nhập Myanmar.
Với VinFast, Trong năm 2025, VinFast đặt mục tiêu tiếp tục đà đà tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tới, hướng đến từng thị trường. Tại Việt Nam, hãng sẽ tập trung vào phân khúc phổ thông với VF 3, VF 5 và dòng xe Green dành cho vận tải, taxi. Tại thị trường quốc tế, VinFast sẽ tiếp tục mở rộng sang Indonesia, Philippines và Ấn Độ trong năm 2025. Các nhà máy lắp ráp ở hai quốc gia này sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, hỗ trợ cho hệ sinh thái di chuyển xanh do GSM và V-Green vận hành.
-
Tại hội nghị, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp đã đề xuất phương án đàm phán về các vấn đề thương mại với Mỹ và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.
-
Vingroup vượt BIDV trở thành doanh nghiệp lớn thứ hai sàn chứng khoán
Cổ phiếu VIC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, nâng vốn hóa Vingroup lên gần 266.000 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn thứ 2 sàn chứng khoán.
-
Hai con trai ông Phạm Nhật Vượng góp vốn lập công ty phát triển robot
VinRobotics sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup nắm giữ 51% cổ phần, ông Phạm Nhật Vượng góp 39% cổ phần, hai ông Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng mỗi người có 5% cổ phần.








-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án chậm tiến độ, hạn trước 31/7
Tại Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 của Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu rà soát toàn bộ các dự án “mắc kẹt” trước ngày 31/7 để tháo gỡ kịp thờ...
-
Điều chỉnh công suất khai thác sân bay Gia Bình, sân bay Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giảm công suất Nội Bài, tăng quy mô sân bay Gia Bình lên 30 triệu khách/năm trong giai đoạn 2021-2030, do 2 sân bay này nằm gần vùng trời, chỉ cách nhau khoảng 43km.
-
Doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vốn lên 15.000 tỷ đồng
VinSpeed - doanh nghiệp đường sắt cao tốc của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.