Mới đây, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Mỹ áp dụng thuế đối ứng với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam”.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…
Ngoài ra, còn có các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu lớn bao gồm: Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Tập đoàn Thành Công, Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast, Tập đoàn Trường Hải, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn FPT, Công ty TNHH Apple Việt Nam, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng xuất khẩu từ Việt Nam”
Báo cáo tại hội nghị, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Nguyễn Anh Sơn đánh giá tình hình thương mại quốc tế đang diễn biến nhanh và khó lường, nhất là trong bối cảnh Mỹ công bố áp dụng chính sách thuế quan mới đối với hàng hóa của nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, mức thuế bổ sung sẽ tác động mạnh bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, như: Dệt may, da giày chiếm 21,9%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ chiếm 7,58%; Nông - thủy - hải sản chiếm 3,45%...
“Khi bị áp dụng chính sách này, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn với hàng hoá nội địa và hàng hóa từ các nước khác được áp mức thuế thấp hơn khi nhập khẩu vào Mỹ”, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Điều này gây áp lực lớn cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về khả năng giảm lợi nhuận, thu hẹp đơn hàng và thị phần xuất khẩu, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng và bị tăng tồn kho, khi các đối tác Mỹ có thể tìm nguồn hàng thay thế từ các nước không bị áp thuế cao.
Theo hướng dẫn mới được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) công bố vào ngày 11/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn thuế đối ứng đối với các sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone), máy tính và thiết bị công nghệ khác và linh kiện.
Tuy nhiên, nhóm hàng điện tử (các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện) chiếm 28,65% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn khi Nhà Trắng cho biết việc miễn trừ trên được đưa ra vì Tổng thống Donald Trump muốn đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thời gian để chuyển sản xuất về Mỹ.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu
Trước tình hình đó, ngày 12/4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Mỹ, với Trưởng đoàn là Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; tiến hành đàm phán với phía Mỹ nhằm đạt được thỏa thuận thương mại đối ứng phù hợp, cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi.
Đến ngày 14/4/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Công hàm chính thức gửi Trưởng Đại diện Thương mại (USTR), Bộ trưởng Tài chính Mỹ để thông báo về đầu mối đàm phán của Việt Nam, đề nghị Mỹ xác nhận thông tin về nhóm đàm phán của Mỹ và về lịch trình đàm phán.
Hiệp hội và doanh nghiệp đề xuất giải pháp cụ thể
Tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các Bộ, ngành chức năng đã tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu chung của Việt Nam và tình hình xuất khẩu một số mặt hàng sang Mỹ; phân tích chính sách của một số thị trường lớn trên thế giới và cập nhật tình hình Mỹ.
Đồng thời dự báo các những khó khăn, thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu thời gian tới; đề xuất phương án đàm phán về các vấn đề thương mại với Mỹ và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những ý kiến, phản ánh về những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất các giải pháp tháo gỡ cũng như phương án đàm phán của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp.
“Những khó khăn từ việc Mỹ áp thuế đối ứng cũng là cơ hội cho chúng ta chủ động tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp để tạo ra những thay đổi tích cực hơn trong dài hạn và để thực hiện được mục tiêu này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan từ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đến cơ quan quản lý nhà nước các cấp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ Công Thương gợi mở 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đối với các hiệp hội ngành hàng, 8 nhóm nhiệm vụ đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và đề nghị các Bộ, ngành liên quan quan tâm thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng phó linh hoạt, hiệu quả với sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu từ các nước lớn, duy trì tăng trưởng bền vững.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gửi các kiến nghị, đề xuất bằng văn bản về Bộ Công Thương trước ngày 20/4/2025 để Bộ rà soát và tập trung giải quyết, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc chuyển cho các Bộ, ngành chức năng và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề không thuộc chức năng hoặc vượt thẩm quyền.
-
Bất chấp thuế quan Mỹ, doanh nghiệp thép vẫn gây bất ngờ khi báo lãi quý 1/2025 tăng 55%?
Nhờ mở rộng tệp khách hàng và tiết giảm chi phí lãi vay, doanh nghiệp thép này ghi nhận lợi nhuận khả quan trong quý đầu năm 2025.
-
Mỹ hiện là nhà cung cấp phế liệu sắt thép lớn thứ 2 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư 9/4 đã công bố giảm mức thuế nhập khẩu với phần lớn đối tác thương mại của Mỹ xuống 10% trong vòng 90 ngày, nhằm tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp hoãn tổ chức đại hội sau vụ Mỹ áp thuế
Doanh nghiệp dự kiến sẽ tổ chức đại hội chậm nhất trước ngày 30/6 tới đây. Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức họp sẽ thông báo cụ thể bằng văn bản.








-
Thủ tướng: Mỹ đánh giá tích cực quá trình đàm phán thuế với Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là Đoàn đàm phán chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với phía Hoa Kỳ.
-
Việt Nam và Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, đã trao đổi, đàm phán với Chính phủ Mỹ để thống nhất việc sẽ tiến hành tổ chức đàm phán một thỏa thuận thương mại song phương....
-
Thị trường kim loại phản ứng thế nào trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Theo MXV, thị trường kim loại chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ ở nhiều mặt hàng, nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng này là lo ngại về căng thẳng thương mại, thiếu hụt nguồn cung và Mỹ giảm siết chặt tiền tệ....